Thủ thuật - Tiện ích

Lỡ tay ấn vào "link độc" trên mạng xã hội thì phải làm sao?

Nếu đã lỡ click vào các “link độc” trên mạng xã hội thì mọi người tuyệt đối không làm theo các thao tác cài đặt theo yêu cầu, không cung cấp mã OTP...

Mách bạn một số cách nhận biết để phòng tránh “link độc”

Những năm trở lại đây sự phát triển của công nghệ giúp chúng ta có những trải nghiệm hiện đại, tuy nhiên, cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân cho mục đích xấu. Người dùng thông minh sẽ luôn cảnh giác với các "link độc" trên mạng xã hội.

Đường link độc hại sẽ dẫn tới trang web độc hại. Lúc này, dù bạn chưa thao tác gì thì kẻ xấu vẫn có thể cài đặt mã độc lên thiết bị của bạn thông qua các lỗ hổng trình duyệt. Trường hợp xấu nhất, kẻ xấu đủ quyền kiểm soát máy tính có thể đánh cắp dữ liệu tài khoản cá nhân của người dùng.

Hacker cũng có thể sử dụng các trang giả mạo mạng xã hội như Facebook để trao thưởng hoặc thông qua tin nhắn lừa người dùng nhấn vào đường link.

Khi xuất hiện yêu cầu điền thông tin cá nhân, nếu bạn bỏ qua thì mật khẩu vẫn được bảo vệ và ngược lại.

Nếu đã lỡ click vào các “link độc” trên mạng xã hội thì mọi người tuyệt đối không làm theo các thao tác cài đặt theo yêu cầu, không cung cấp mã OTP, thông tin cá nhân, không đồng ý bất kỳ điều gì, hãy nhanh chóng thoát ra khỏi trang đó.

– Những đường link bên dưới bình luận các Fanpage: Đây là một trong những hình thức rải “link độc” phổ biến nhất hiện nay. Nếu loại trừ đi những trường hợp những người bán hàng online muốn tăng lượt xem hoặc tăng tương tác thì những liên kết bên dưới những bình luận của Fanpage giải trí đa phần đều chứa mã độc.

– Những liên kết có đuôi không phổ biến, tên miền lạ: Nếu gặp những website có đuôi tên miền không phổ biến, các tên miền lạ hoặc những website có tên miền loằng nhoằng… thì tốt nhất các bạn không nên click vào. Bởi vì đa phần các tên miền này đều miễn phí, sever đặt ở nước ngoài nên sẽ được nhiều đối tượng lừa đảo lựa chọn.

– Các liên kết chứa những nội dung nhạy cảm: Đây là hình thức phổ biến nhất mà các hacker muốn rải virus vào thiết bị của bạn. Những website có nội dung nhạy cảm thường là website chiếu phim với nội dung người lớn, phim 18+… Các đường link này cũng thường được thấy ở trên các hội, nhóm kín trên các trang mạng xã hội. Do vậy, không truy cập vào những website có nội dung nhạy cảm cũng là cách tránh bị dính virus vào điện thoại, máy tính cá nhân của bạn.

– Những đường link tự động điều hướng: Nếu bạn vào một website, hoặc đường link nào đó mà bị tự động điều hướng sang một website khác hoặc bị tự động điều hướng tải xuống phần mềm lạ hoặc không tự mình kiểm soát được trên thiết bị của bạn… thì tốt nhất, hãy thoát ra khỏi website đó nhanh nhất có thể để tránh bị dính virus.

Trên đây là một số cách nhận biết để phòng tránh các “link độc” trên mạng xã hội, đặc biệt là Facebook để lưu ý mọi người cẩn thận hơn trong quá trình sử dụng mạng xã hội, tránh thiệt hại về dữ liệu, thông tin và tài sản của bản thân, theo Công An tỉnh Kon Tum.

Cục An toàn thông tin khuyến nghị người dùng đặc biệt cảnh giác với các mã QR được dán hoặc chia sẻ ở những nơi công cộng hoặc gửi qua mạng xã hội, email... để phòng tránh hình thức lừa đảo bằng mã QR. Ảnh minh họa.

Cảnh giác với mã QR được chia sẻ ở nơi công cộng, qua mạng xã hội

Theo báo Tuổi Trẻ, thông tin tại cuộc họp báo thường kỳ chiều ngày 6/9, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đánh giá tình trạng lừa đảo qua quét mã QR là một trong những vấn đề nổi bật thời gian gần đây.

Cụ thể, Bộ TT&TT cho biết: Bên cạnh tình trạng mã QR thanh toán tại các cửa hàng bị dán đè khiến tiền chuyển về tài khoản kẻ gian, thời gian vừa qua còn xuất hiện hiện tượng mã QR độc hại bị phát tán dễ dàng trong các bài viết, hình ảnh thông qua các ứng dụng nhắn tin, diễn đàn, hội nhóm trên mạng xã hội.

Khi người xem quét mã QR này sẽ bị chuyển hướng đến các trang quảng cáo cờ bạc kèm mã độc có thể bị cài đặt vào điện thoại.

Giải đáp câu hỏi của các cơ quan truyền thông tại họp báo về tình trạng lừa đảo bằng mã QR, ông Nguyễn Duy Khiêm, đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, đánh giá: Mã QR đã và đang ngày càng phổ biến khắp mọi nơi, không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới.

Đặc biệt, sau đại dịch COVID-19, nhu cầu sử dụng mã QR tăng lên nhanh chóng. Nhưng cùng với xu hướng phổ biến của phương thức thanh toán sử dụng mã QR, tình trạng lừa đảo bằng mã QR cũng được ghi nhận tăng mạnh trên thế giới, thậm chí đã xuất hiện ở Việt Nam thời gian qua.

Cụ thể tại Việt Nam, vào đầu tháng 8 vừa qua, một số ngân hàng đã phát cảnh báo tình trạng lừa đảo thẻ tín dụng thông qua mã QR, do kẻ gian sau khi kết bạn qua mạng xã hội để trao đổi với nạn nhân sẽ gửi mã QR để người dùng quét.

Mã này dẫn tới các website giả mạo ngân hàng, trong đó yêu cầu người dùng nhập thông tin như họ tên, số căn cước công dân, tài khoản, mã bí mật hoặc OTP, từ đó người dùng bị chiếm tài khoản ngân hàng.

So với đường link độc hại truyền thống, mã QR có lợi thế là có thể chèn trực tiếp vào email, tin nhắn mà không bị các bộ lọc chặn lại, từ đó dễ dàng tiếp cận người dùng - ông Nguyễn Duy Khiêm phân tích.

Trên thực tế, bản chất QR code không phải mã độc tấn công trực tiếp mà chỉ là trung gian để truyền tải nội dung. Người dùng có bị tấn công hay không phụ thuộc vào cách xử lý nội dung sau khi quét mã QR code.

Để phòng tránh lừa đảo bằng mã QR, ông Nguyễn Duy Khiêm khuyến nghị người dùng cần thận trọng trước khi quét mã QR, đặc biệt cảnh giác với các mã QR được dán hoặc chia sẻ ở những nơi công cộng hoặc gửi qua mạng xã hội, email.

Người dùng cũng cần xác định và kiểm tra kỹ càng thông tin tài khoản người trao đổi mã QR; xem xét kỹ nội dung trang web mà mã QR đưa tới; kiểm tra đường link xem có bắt đầu với "https" và có phải tên miền quen thuộc hay không.

Cùng với đó, người dùng cần tuyệt đối không cung cấp các thông tin cá nhân như tài khoản đăng nhập ngân hàng, tài khoản mạng xã hội, sử dụng trình quản lý mật khẩu, xác thực hai yếu tố và các phương thức bảo vệ khác cho tài khoản...

Với các đơn vị, tổ chức cung cấp mã QR, đại diện Cục An toàn thông tin đề nghị trong các hoạt động cần chú ý có cảnh báo tuyên truyền kịp thời đến người dùng.

Các cơ quan, đơn vị cung cấp mã QR cũng cần kịp thời đưa ra giải pháp xác minh giao dịch có dấu hiệu bất thường. Đồng thời kiểm tra thường xuyên các mã QR được dán tại địa điểm cung cấp.

Trúc Chi (t/h)