Sức khỏe

Lộ diện nọc độc của sinh vật loanh quanh gần nhà con người mạnh hơn hổ mang chúa 15 lần

Bằng một cách nào đó, nọc độc của loài sinh vật này có thể hạ gục rắn hổ mang chúa.

Hổ mang chúa sở hữu nọc độc có thể khiến 20 người trưởng thành mất mạng trong vòng 30 phút, thế nhưng không thấm vào đâu với nọc của một con vật luôn loanh quanh ở nhà của bạn – kiến ba khoang.

Kiến ba khoang có độc tố pederin với độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc rắn hổ mang nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên chủ yếu gây bỏng da, dễ nhầm với zona thần kinh mà không đủ gây chết người như nọc rắn.

Liệu kịch bản nào sẽ xảy ra khi kiến ba khoang đốt hổ mang chúa?

Độc tố của kiến ba khoang quả thật đáng nể!

Hiếm lắm, bởi chỉ khi hổ mang chúa đen đủi rơi vào hang ổ có hàng nghìn con kiến ba khoang thì lúc ấy hổ mang chúa mới là kẻ bại trận mà thôi!

Dính độc kiến ba khoang, người bệnh cảm giác râm ran, 6-8 giờ sau xuất hiện ban đỏ, rát đỏ. Từ 12-24 giờ tiếp theo xuất hiện thương tổn điển hình. Sau 3 ngày thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong vảy. Sau 5-7 ngày vảy bong hết nhưng để lại vết thâm lâu mất. Nếu không giữ gìn cẩn thận, vết thương có thể bị loét, làm rỉ dịch. Một số trường hợp có thể bị sốt, nổi hạch, biến chứng nhiễm trùng toàn thân.

Khi bị kiến ba khoang tiếp xúc với cơ thể, không nên dùng tay đập chết kiến để tránh độc tố tiết ra mà hãy thổi hoặc đặt một tờ giấy cho kiến bò lên và lấy ra khỏi người.

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang thường khỏi nhanh trong vòng 1 tuần nếu xử trí đúng cách.

Người bệnh cần rửa sạch vùng da tiếp xúc với kiến dưới vòi nước sạch, bằng nước muối sinh lý hoặc xà phòng, nếu thấy dị ứng, kích ứng da thì nên đến cơ sở y tế khám, không tự điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn.

Để phòng tránh kiến ba khoang, mỗi gia đình cần vệ sinh phòng ở sạch sẽ, thoáng mát.

Nên đề phòng côn trùng bay vào nhà, hạn chế mở cửa, nên buông rèm cửa hoặc làm lưới ngăn côn trùng ở khu vực cửa, lỗ thông khí, nhất là nơi ở gần cây cối, cánh đồng... khi thắp đèn. Ngủ trong màn, tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng hoặc bật đèn ban công, hành lang để thu hút kiến ba khoang ra ngoài nhà và diệt.

Buổi tối nên tắt các bóng điện có ánh sáng xanh, tím (bóng điện huỳnh quang, bóng tuýp...), thay vào đó, dùng bóng điện có ánh sáng đỏ, vàng (đèn dây tóc).

Trước khi đi ngủ, nên kiểm tra kỹ giường, gối, chăn, chiếu. Trước khi mặc quần áo, cần giũ sạch xem có kiến ba khoang hay không.

Khi tiếp xúc với kiến ba khoang, đeo găng tay hoặc dùng giấy mềm lót. Rửa sạch nơi tiếp xúc với kiến bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, tránh đưa tay đã tiếp xúc với kiến chạm vào các vùng da khác. Khi bắt đầu thấy rát ở một vùng da có thể rửa vùng đó bằng nước muối loãng, xà phòng...Tuyệt đối không được dùng thuốc sát trùng có chứa i-ốt, bởi i-ốt sẽ làm vết thương nặng thêm.

Trang Dung (Tổng hợp)