Sự kiện

Lễ hội Tết Việt tại TP.HCM đậm nét văn hóa cổ truyền dân gian

Không gian văn hóa với những khu vực tiểu cảnh mang đậm bản sắc văn hóa, con người Việt. Phố ông đồ, gian hàng ẩm thực cổ truyền càng tô thêm nét đặc sắc cho Tết cổ truyền Việt Nam thu nhỏ trong Lễ hội Tết Việt.

Lễ hội Tết Việt được diễn ra từ ngày 10/1 (9/12 ÂL) đến ngày 29/1 (5/1 ÂL) năm 2020 với rất nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc được chuyển tải, thu hút nhiều bạn trẻ và du khách nước ngoài.

Lễ hội Tết Việt chào đón năm mới, mừng Xuân Canh Tý.

Đây là hoạt động chào đón năm mới, mừng Đảng, mừng xuân Canh Tý 2020 Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM tổ chức tại số 4 Phạm Ngọc Thạch (Q.1).

Lễ hội thu hút đông đảo du khách tham quan, vui chơi.

Năm nay màu sắc, không khí chủ đạo tại Lễ hội Tết Việt Canh Tý 2020 vẫn là những hình ảnh không thể thiếu trong mỗi dịp Tết cổ truyền dân tộc, đó là mai vàng sắc xuân, phố ông đồ, các gian hàng thời trang, ẩm thực đậm chất bản sắc Việt.

Bản sắc văn hóa cổ truyền Việt Nam là điểm nhấn chủ đạo trong lễ hội.

Ông Nguyễn Hồng Phúc, Giám đốc Nhà văn hoá Thanh Niên cho biết: “Điểm nhấn năm nay là khu vực tiểu cảnh dành riêng cho 4 làng nghề tiêu biểu, đó là Làng Gốm, Làng Mây, Làng Hương và Làng Lụa. Đây là những làng nghề tiêu biểu và gắn liền với người dân Việt Nam từ lâu đời. Đây là cơ hội để mọi người có thể biết đến và hiểu rõ hơn về sự đặc sắc độc đáo của 4 làng nghề này”.  

Khu tiểu cảnh các làng nghề truyền thống Việt.

Du khách du xuân cũng chọn cho mình trang phục là những bộ áo dài truyền thống, họ đi cùng bạn bè, người thân, hay cả gia đình khiến không khí Xuân càng thêm đầm ấm.

Văn hóa ẩm thực miền quê cũng được tái hiện.

Ngoài ra du khách nước ngoài cũng đến đây khá đông, họ tham quan, chụp hình và tìm hiểu văn hóa Tết cổ truyền của Việt Nam.

Một số hình ảnh đặc sắc khác tại lễ hội:

Sân khấu cải lương mùng xuân đất nước.

Thu hút đông đảo người xem.

Phố ông đồ với hàng trăm ông đồ trẻ thể hiện những nét thư pháp mê hồn.

Du khách nước ngoài háo hức khám phá nét đặc sắc tại lễ hội. 

Nhiều du khách chọn chữ cho mình để các ông đồ “cho chữ”.

Bé gái dẽ thương được ba mình đưa đến lễ hội.

Các cụ đồ thả hồn vào từng nét chữ.

Nhiều bức thư pháp là đạo nghĩa làm người.

Khu tiểu cảnh làng nghề lụa.

Mai vàng sắc xuân bung nở.

Đây chính là sắc hoa chủ đạo ngày Tết ở miền Nam.

Được biết, Lễ hội Tết Việt là hoạt động thường niên của Nhà Văn hóa Thanh Niên thực hiện suốt nhiều năm qua, với hàng loạt hoạt động đón xuân mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc: Đường mai vàng, Phố Ông Đồ, Múa lân sư rồng, các trò chơi dân gian, các chương trình biểu diễn nghệ thuật … thu hút ngàn người tham gia.