Thế giới

Lạm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu cao nhất trong lịch sử

Tháng 5, lạm phát ở khu vực đồng euro ước tính đạt 8,1%, mức cao nhất tính từ khi đồng tiền chung châu Âu ra đời.

Thông tin trên VietnamPlus, dữ liệu này được Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) đưa ra. Theo đó, tính theo năm, ở thời điểm tháng 5, mức lạm phát ở khu vực đồng euro ước đạt 8,1%. Đây sẽ là mức cao tuyệt đối kể từ khi ra đời đồng tiền chung châu Âu.

Trong khu vực đồng tiền chung châu Âu, các nước Baltic gồm Estonia, Litva và Latvia ghi nhận mức lạm phát cao nhất.

Theo Eurostat, lạm phát của tháng 5 chủ yếu do nhiều mặt hàng tăng giá. Trong đó, giá năng lượng tăng đến 39,2%; thực phẩm, rượu và thuốc lá tăng 7,5%; dịch vụ tăng 3,5%.

Ngày 8/6, Bộ Phát triển Kinh tế Liên bang Nga đưa ra báo cáo cho thấy, lạm phát tính theo năm tại Nga trong tuần từ 28/5 đến 3/6 đạt 17,02%, đã chậm lại so với mức 17,35% của 1 tuần trước đó. Theo dự kiến của Bộ này, cuối năm 2022, tỉ lệ lạm phát sẽ ở mức 17,5%.

Ngân hàng Trung ương Nga dự báo hồi tháng 4 rằng, tỉ lệ lạm phát trong năm được kỳ vọng ở mức trong khoảng từ 18-23%. Tháng 5, ngân hàng này cũng đã thông báo về việc lạm phát hàng năm đang chậm lại nhanh hơn dự kiến.

Hình minh họa.

Trên báo Tin Tức, có những dấu hiệu cho thấy, lạm phát toàn cầu có thể đã đạt đỉnh và đang trên đà đi xuống.

Giá của chất bán dẫn đều có dấu hiệu giảm. Bloomberg công bố dữ liệu cho thấy, giá chất bán dẫn đang chỉ bằng một nửa so với giá đạt đỉnh vào tháng 7/2018, so với năm ngoái giảm 14%.

Counterpoint Research - công ty phân tích ngành điện thoại thông minh đưa báo cáo cho thấy, trong các ngành công nghiệp sản xuất điện thoại và máy tính cá nhân, tình trạng thiếu chất bán dẫn có khả năng giảm đáng kể vào nửa cuối năm 2022, thu hẹp khoảng cách cung cầu.

Đối với ngành công nghiệp ô tô, tình trạng thiếu chip bán dẫn cũng giảm dần. Mercedes-Benz, Daimler hay BMW đều nói rằng đang đủ vật liệu để sản xuất hết công suất sau nhiều tháng ngừng hoạt động.

So với tháng 9/2021, cước phí vận chuyển cũng đã giảm 26%. 

Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, giá phân bón đã bị đẩy lên cao. Hiện, mức giá của nó đã thấp hơn 24% so với mức kỷ lục ghi nhận hồi tháng 3.

Giới phân tích, đang kỳ vọng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 khi được công bố vào ngày 10/6 sẽ ở mức trung bình.