Cộng đồng mạng

Làm đẹp kinh dị: Tẩy da chết bằng lươn, có dám không?

Liệu lươn có giúp ích chị em trong cuộc cách mạng công nghệ làm đẹp hay không?

Da chết thực chất là một quá trình phát triển bình thường của cơ thể. Trong cơ thể chúng ta, việc trao đổi chất diễn ra liên tục và các tế bào chết sẽ được thay thế bằng các tế bào mới. Vì vậy, tẩy da chết là một khái niệm phổ biến để các chị em phụ nữ muốn có một làn da thuỷ tinh.

Từ xa xưa, người ta đã lấy lòng trắng trứng gà pha với bột yến mạch để tẩy đi lớp da thừa trên cơ thể.

Nhưng ở thời hiện đại, có một cách tẩy da chết kì quặc khiến nhiều người hốt hoảng ấy chính là sử dụng lươn!

Tắm lươn để tẩy da chết, khách có nguy cơ bị lươn xâm nhập vùng kín.

Theo đó, các chị em sẽ ngâm mình trong một bồn chứa đầy những con lươn nhỏ để chúng rứt các tế bào chết khỏi cơ thể.

Những con lươn nhỏ bằng cỡ cây bút chì sẽ bơi quanh thân thể mặc bikini của khách và gặm da thịt họ, và khách cảm thấy da trở nên mềm mại.

Dường như kiểu spa càng lạ, càng nhiều người nghiện làm đẹp muốn thử!

Việc này có thể chấp nhận, nếu như các liệu pháp đó miễn dịch đối với các nguy hại đến sức khoẻ.

Vào năm 2017, các quan chức y tế ở Mỹ và Anh đã khẳng định rằng, lươn dùng trong liệu pháp chăm sóc da có thể mang vi khuẩn gây bệnh cho một số da nhạy cảm và mô mềm.

Không những thế, các chuyên gia y tế cảnh báo, dịch vụ spa độc lạ như massage chân bằng cá, tắm lươn tẩy da chết tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như: nhiễm HIV, lây bệnh da liễu….

Trong trường hợp tẩy tế bào da chết bằng lươn, cơn đau có thể mạnh hơn.

Vào năm 2008, một câu chuyện làm đẹp bằng lươn hi hữu đã gây ra tai nạn.

Bệnh nhân sinh sống tại tỉnh Hồ Bắc, 58 tuổi, sau khi ngâm mình trong hồ tắm lươn, một con lươn nhỏ đã chui qua dương vật của ông vào trong thận. Tờ Guardian cho hay, một cuộc phẫu thuật dài 3 tiếng đồng hồ để bắt chú lươn ấy ra.

Học viện Sức khỏe môi trường (CIEH) từng đưa ra cảnh báo về nguy cơ từ các biện pháp làm đẹp độc, lạ này và cho rằng bất kỳ liệu pháp làm đẹp mới nào cũng cần được các chuyên gia y tế kiểm nghiệm và đánh giá nguy cơ cũng như mức độ an toàn trước khi được áp dụng cho mọi người.

Minh Anh (Nguồn Guardian)