Cộng đồng mạng

Làm đẹp kinh dị: Quy trình kéo dài chân khiến nhiều người "lạnh gáy"

Mặc cảm với dáng vẻ "nấm lùn", nhiều người đã nhờ cậy những khung sắt để chân mình dài thêm.

Hàng nghìn năm trước con người đã biết cách kéo dài chân để tăng chiều cao.

Vào thời ấy, để xương dài ra bác sĩ phải cắt đứt rời xương của bệnh nhân và kéo xa hai đoạn ra. Sau đó, các phẫu thuật viên sẽ ghép một đoạn xương khác vào khoảng trống đã bị kéo dãn.

VĐV nhảy sào giành huy chương vàng Valery Brumel năm 1968 được nối chân, đồng thời kéo dài chân 3cm bằng kỹ thuật kéo dài chân.

Kỹ thuật kéo dài chân hiện đại được phát triển vào những năm 50 của thế kỷ XX. Một bác sĩ người Nga đã phát hiện ra nguyên lý khi kéo dài xương một cách từ từ dựa vào cơ chế tế bào tạo xương sinh ra có thể bồi đắp được và hình thành ra xương mới.

Giáo sư A. Ilizarov người Liên Xô (cũ), cha đẻ của phương pháp kéo dài chân hiện đại.

10 năm sau, kỹ thuật kéo dài xương chân phải đến những năm 1970 mới được công nhận và cho phép thực hiện tại châu Âu.

Tại Việt Nam, từ năm 2005 mới thực hiện mổ kéo chân thẩm mỹ, nâng chiều cao cho người có nguyện vọng chính đáng.

Trước khi cắt xương, các bác sĩ đặt 1 chiếc đinh trong ống tủy xương và chỉ sử dụng 4 đinh nhỏ xuyên qua ở 2 đầu xương.

Khi kéo giãn đủ chiều dài, khung sẽ được tháo bỏ. Đinh nằm trong ống tủy sẽ giữ vai trò cố định trong thời gian chờ xương can chắc.

Với phương pháp này, thời gian đeo khung được rút ngắn, chỉ còn ¼ thời gian so với trước khia. Điều này tạo điều kiện cho bệnh nhân nhanh chóng trở lại sinh hoạt và công tác, đồng thời sẹo để lại nhỏ và ít hơn nhiều.

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân được trị liệu để thích ứng với khung chân mới đồng thời để hạn chế những biến chứng sau này.

Với việc nắn chỉnh chân cho thẳng được chỉ định vào từng tuổi. Tốt nhất nên phẫu thuật khi đủ 18 tuổi; còn với trẻ nhỏ có thể điều trị bằng nắn chỉnh, bó bột, nẹp chỉnh hình, sẽ cải thiện.

Để chỉ định một ca phẫu thuật nắn chỉnh chân, bác sĩ phải chỉ định hết sức chặt chẽ, cân nhắc lợi ích của phẫu thuật. Bệnh nhân phải hiểu mình sẽ phải trải qua cuộc mổ, cắt xương, nắn chỉnh, bắt vít, nẹp để giữ xương thẳng... rất đau đớn.

Phẫu thuật cũng có thể xảy ra biến chứng, do vậy trách nhiệm của bác sĩ rất nặng nề. Nếu tay nghề bác sĩ không tốt biến chứng có thể xảy ra.

Tai biến trong quá trình mổ cũng có thể xảy ra như cắt xương không khéo thì xương vỡ, hoặc gây tổn thương máu, thần kinh.

Đặc biệt là biến chứng nhiễm trùng, viêm xương hoặc biến chứng muộn như khi đang kéo, chậm liền xương, xương không liền, khối can xương không đủ khỏe.

Các chị em có đủ dũng cảm hay không?

Mời quý độc giả tiếp tục đón đọc tuyến bài Làm đẹp kinh dị với nhiều nội dung vô cùng hấp dẫn sẽ được xuất bản vào lúc 19h00 tối hàng ngày trên báo điện tử Người Đưa Tin.

Minh Anh (Tổng hợp)