Tiêu dùng & Dư luận

"Kỳ phùng địch thủ" Boeing và Airbus: Cuộc chiến trên mây, "mèo nào cắn mỉu nào"?

Boeing và Airbus là một trong những cặp “kỳ phùng địch thủ” cạnh tranh quyết liệt nhất trong thế kỷ qua. Tuy nhiên mỗi hãng lại có một chiến lược, quan điểm kinh doanh riêng, rất khó để khẳng định kẻ thắng người thua trong cuộc chiến trên bầu trời hàng không thế giới.

Cuộc đối đầu giữa Airbus và Boeing thực sự bắt đầu từ thập niên 1990 sau khi nhiều cuộc sáp nhập và mua lại của các công ty sản xuất máy bay. Trong khi tập đoàn Airbus dần trở thành hãng sản xuất máy bay hàng đầu châu Âu thì Boeing cũng trở nên nổi tiếng tại Mỹ.

Cả 2 hãng Airbus và Boeing đều sản xuất nhiều loại máy báy dân dụng khác nhau, đa dạng về cả tải trọng lẫn tầm bay. Tuy nhiên, hai tập đoàn này hiếm khi sản xuất một loại máy bay cùng tải trọng và tầm bay.

Chiến lược kinh doanh

Là đối thủ kỳ cựu bấy lâu nay nhưng quan điểm, chiến lược kinh doanh của Airbus và Boeing rất khác nhau.

Airbus thường có xu hướng sản xuất các loại máy bay rộng. Hãng này đã tạo ra dòng máy bay dân dụng đầu tiên trang bị đầy đủ hệ thống điều khiển điện tử kỹ thuật số - Airbus A320 và hiện tại hãng đang giữ kỷ lục sản xuất loại máy bay chở khách rộng nhất - Airbus A380.

Airbus A380 là máy bay thân rộng nhất của Airbus.

Quan điểm kinh doanh của Airbus là lấy công nghệ làm thế mạnh. Vào thập niên 70, hãng Airbus đi đầu trong việc sử dụng vật liệu tổng hợp với dòng máy bay A300 khi mà loại vật liệu này chưa từng được dùng trong ngành sản xuất máy bay dân dụng.

Đến thập niên 80, Airbus lại giới thiệu hệ thống điều hành không dây (FBW) mới lần đầu tiên xuất hiện trong ngành máy bay dân dụng.

Do áp dụng công nghệ cao dẫn đến chi phí sản xuất cao, giá thành những chiếc máy bay của Airbus thường đắt đỏ hơn Boeing.

Trong khi Airbus nhắm vào yếu tố kỹ thuật, chất lượng, số lượng hành khách có thể chuyên chở mỗi chuyến bay để tạo nên ưu thế cạnh tranh, thì Boeing lại nhắm đến hiệu suất cho các công ty hàng không. Chiến lược của Boeing vô cùng rõ ràng khi nhắm đến khả năng tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu giá thành duy tu, bảo dưỡng, cũng như gia tăng tối đa lợi ích cho các hãng hàng không sau mỗi chuyến bay. 

Boeing 787 Dreamliner.

Tuy nhiên, việc quá chú trọng vào hiệu quả lợi ích cho các hãng hàng không khiến Boeing gặp khá nhiều rắc rối về chất lượng máy bay.

Một trong những quan điểm xuyên suốt của Boeing là ưa thích các loại máy bay nhẹ. Boeing là hãng đầu tiên sử dụng vật liệu phức hợp cho máy bay, khiến trọng lượng của máy bay nhẹ hơn, sau đó, dù có hơi muộn nhưng Boeing đã sử dụng 50% là vật liệu phức hợp cho máy bay 787 Dreamliner. Boeing hiện đang nghiên cứu để sử dụng ít nhất là 53% vật liệu phức hợp cho máy bay của hãng.

Doanh số bán hàng

Trong khoảng 10 năm kể từ 2007-2016, hãng Airbus đã nhận được khoảng 9.985 đơn đặt hàng nhưng mới chỉ bàn giao 5.644 chiếc máy bay. Hãng Boeing nhận được 8.978 đơn hàng nhưng chỉ mới bàn giao 5.718 chiếc máy bay trong cùng kỳ.

Xét theo doanh thu toàn cầu năm 2014, Boeing vượt qua Airbus để trở thành hãng sản xuất máy bay hàng đầu thế giới, nhưng mức chênh lệch là không quá nhiều. Nếu tính trong nửa đầu năm 2015, hãng Boeing có tổng doanh thu 46,69 tỷ USD, tính cả lĩnh vực sản xuất máy bay chiến đấu, trong khi Airbus chỉ thu về 28,89 tỷ USD. 

Doanh thu của Boeing và Airbus không quá chênh lệch.

Năm 2017, số liệu cũng cho thấy Boeing nhỉnh hơn Airbus về doanh thu. Hãng sản xuất máy bay từ Mỹ thu về 92,2 tỷ USD, trong khi Airbus chỉ thu về 79,5 tỷ USD. Hiện vẫn chưa rõ trong thời gian tới hãng máy bay nào sẽ thắng thế trong cuộc đua sản xuất máy bay. Trong khi Airbus từng gặp rắc rối lớn với loại máy báy khổng lồ A380, loại máy bay lớn nhất thế giới thì Boeing gần đây cũng chịu ảnh hưởng không kém từ những sự cố tai nạn máy bay do mình sản xuất.

Các hãng hàng không lớn “ưa” máy bay nào?

Một vài hãng hàng không lớn nhất thế giới sử dụng đồng thời sản phẩm của Airbus và Boeing. Hãng hàng không Delta Airlines thống kê số lượng hành khách được chuyên chở trong năm ngoái là 164,6 triệu lượt.  Hãng hiện tại sở hữu 57 chiếc A319, 69 chiếc A320 và 28 chiếc A330.  Họ thậm chí còn mua nhiều máy bay Boeing hơn với 6 chiếc 717, 87 chiếc 737, 116 chiếc 747, 1360 chiếc 757, 95 chiếc 767 và 18 chiếc 777. Hiện tại hãng đang đặt thêm một chiếc 787 và dự kiến bàn giao vào năm 2020.

Hãng Delta Airlines mua tới 1.360 chiếc 757.

FedEx được ghi nhận chuyển phát số lượng hàng hoá nhiều nhất trong năm ngoái. Hãng vận chuyển này cũng gần như cân bằng số lượng máy bay mua từ Airbus và Boeing. Đội bay của hãng bao gồm 71 chiếc A300, 30 chiếc A310 của Airbus, 77 chiếc Boeing 75, một chiếc 767 và 24 chiếc 777. Tuy nhiên, FedEx cũng đang đặt thêm 43 chiếc 757, 49 chiếc 767 và 19 chiếc 777. 
Hãng hàng không United đang đứng đầu về số lượng điểm đến với con số 399 điểm đến.  Hãng đang sở hữu 55 chiếc A319, 97 chiếc A320, và còn đang đặt thêm 16 chiếc nữa cho dòng A319, 14 chiếc cho dòng A320 và 35 chiếc cho dòng A350.  Số lượng máy bay Boeing mà hãng này sở hữu lần lượt là 248 chiếc 737, 24 chiếc 747, 144 chiếc 757, 561 chiếc 767, 74 chiếc 777 và 7 chiếc 787.

Tuy nhiên, số lượng 3 hãng là quá nhỏ để khẳng định hãng máy bay nào đang giành thế thượng phong trong cuộc chiến trên bầu trời hàng không thế giới.

Clip hiện trường vụ rơi máy bay Boeing ở Ethiopia

Đình Văn