TV Show

Kiếm hiệp Kim Dung: Lý do khiến không phải ai học được Hàng long thập bát chưởng cũng trở thành anh hùng cái thế

Vang danh từ tác phẩm của Kim Dung, Hàng long thập bát chưởng là bộ môn võ học luôn khiến nhiều người tò mò mỗi khi được nhắc đến.

Nhắc đến những tuyệt kĩ võ lâm trong các tác phẩm kiếm hiệp, chắc chắn người ta không thể bỏ qua Hàng long thập bát chưởng.

Hàng long thập bát chưởng hay Giáng long thập bát chưởng là tên một loại tuyệt kỹ võ công xuất hiện trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung, được mô tả trong loạt truyện kiếm hiệp gồm Thiên long bát bộXạ điêu tam bộ khúc (Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệpỶ thiên đồ long ký). Giáng long thập bát chưởng là một trong 2 tuyệt kĩ của Cái Bang bên cạnh Đả cẩu bổng pháp. Tương truyền bộ chưởng pháp này do bang chủ đời thứ nhất của Cái Bang tên Hồng Tứ Hải sáng tạo ra với tên Dịch kinh hàng long chưởng gồm rất nhiều chiêu. Hậu thế sau này rút gọn còn 18 chưởng.

Kiều Phong trong phim Thiên long bát bộ 2003.

Người ta vẫn thường tranh cãi xung quanh tên của bộ chưởng pháp này. Hàng long thập bát chưởng hay Giáng long thập bát chưởng? Thực chất, cả hai tên gọi đều từng được sử dụng cho bộ chưởng pháp này và sự khác biệt chỉ là do lỗi dịch thuật.

Tuy nhiên, cái tên Hàng long thập bát chưởng (18 chưởng hàng phục rồng) còn Giáng long thập bát chưởng (18 chưởng đánh rơi rồng).

Đả cẩu bổng pháp là bộ bổng pháp (côn, gậy) chỉ có bang chủ đời trước đích thân truyền thụ cho bang chủ đời sau, còn Hàng long thập bát chưởng thì chỉ có những đệ tử Cái Bang từ hàng 9 túi trở lên mới được truyền dạy và mỗi người chỉ được dạy một vài chiêu chứ không được học hết cả pho chưởng pháp, ngoại trừ các đồ đệ truyền nhân của bang chủ.

Bộ chưởng pháp này là võ công chí cương của thiên hạ, bao đời Bang chủ Cái Bang nhờ nó mà thành danh giang hồ.

Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Hàng long thập bát chưởng đã vang danh thiên hạ từ lâu, song đến đời Hồng Thất Công, bang chủ thứ 18 của Cái Bang, thì mới thật sự uy trấn giang hồ, và đến đời Quách Tĩnh (đồ đệ của Hồng Thất Công) thì được biết đến rộng rãi nhất.

Theo truyện Thiên long bát bộ, trước thời Hồng Thất Công một nhân vật nữa làm cho Hàng long thập bát chưởng đi vào huyền thoại là Kiều Phong, một nhân tài kiệt xuất của Cái Bang. Với tấm lòng hào hiệp, chính nghĩa, không chịu khuất phục cường địch, Kiều Phong cùng với Hàng long thập bát chưởng là nỗi khiếp sợ của tà môn ngoại đạo.

Từ khoảng năm 2006, Kim Dung đã có những thay đổi, chỉnh sửa và bổ sung nội dung những tác phẩm kiếm hiệp của ông. Tuy nhiên, do những tác phẩm kiếm hiệp của ông từ lâu đã quá nổi tiếng và đã đi sâu vào trí nhớ, tiềm thức của các fan kiếm hiệp, nên nhiều người bày tỏ sự không đồng tình, không thích những thay đổi này.

Cụ thể, sau khi Kiều Phong được cứu, Cái Bang muốn anh trở lại làm bang chủ nhưng Kiều Phong từ chối, anh có cách riêng của mình. Anh bắt Hư Trúc học Ðả cẩu bổng và Hàng long 18 chưởng, khi nào Cái Bang tìm được 1 bang chủ thích hợp thì người đó có thể học 2 tuyệt kỹ này từ Hư Trúc.

Kiều Phong nói thêm rằng 10 chiêu cuối của Hàng long 28 chưởng là thừa, chúng chỉ là lặp lại, biến đổi 1 chút của 18 chiêu kia. Nếu người luyện tập hiểu rõ bản chất của Hàng long chưởng, 10 chiêu cuối là không cần thiết. Anh và Hư Trúc chọn lọc những tinh túy của 10 chiêu cuối và hợp nhất vào 18 chiêu trước.

Nhiều năm sau, 1 gã ăn mày không rõ tên tuổi nổi lên trong hàng ngũ Cái Bang đã được các trưởng lão cử đi tìm Hư Trúc. Hư Trúc sau khi kiểm tra, nghĩ rằng hắn xứng đáng, đã truyền lại Ðả cẩu bổng và Hàng long 18 chưởng cho gã.

Không phải ai học được cũng trở thành anh hùng cái thế

Kiều Phong là một anh hùng cái thế.

Theo Kim Dung, bộ chưởng pháp này là võ công chí cương của thiên hạ, bao đời Bang chủ Cái Bang nhờ nó mà thành danh giang hồ, uy lực tùy theo người sử dụng. Những cao thủ về môn chưởng pháp này có thể kể là Kiều Phong, Hồng Thất Công, Quách Tĩnh, Gia Luật Tề, Dương Quá, Tống Thanh Thư… cũng biết tất cả các chiêu nhưng không thể phát huy uy lực được như Kiều Phong, Quách Tĩnh và Hồng Thất Công.

Về sau Hàng Long thập bát chưởng chỉ còn truyền lại được 12 chiêu như bang chủ Sử Hoả Long (Ỷ thiên đồ long ký) luyện nhưng không ai có được thành tựu cao, vật đổi sao dời, Hàng long thập bát chưởng cũng theo đó mà thất truyền cùng với sự suy vi của Cái Bang.

Cũng trong Ỷ thiên đồ long ký, một lần nữa Hàng long thập bát chưởng được Tống Thanh Thư tái xuất do Chu Chỉ Nhược đã lấy ra từ Ỷ Thiên kiếm đưa cho Tống Thanh Thư tập để đối phó Trương Vô Kỵ nhưng vẫn không thắng nổi.

Quách Tĩnh trong phim Anh hùng xạ điêu 2017.

Bởi Hàng long thập bát chưởng là môn võ công tuyệt học của bậc đại trượng phu. Những ai sử dụng được đều là anh hùng cái thế, bậc hào kiệt ý chí phi thường và cực kì kiêu dũng mới phát huy được hết sức mạnh của môn võ công này, còn Tống Thanh Thư dù có được bí kíp Hàng long thập bát chưởng do Quách Tĩnh để lại nhưng không có những đặc điểm tính cách đó, nên dù thiên tư võ học kiệt xuất tới đâu cũng không thể nắm bắt được trọn vẹn.

Trong phim Vua ăn mày năm 1992 của Hong Kong, với sự tham gia của Châu Tinh Trì trong vai Trạng Nguyên Tô Khất Nhi, Hàng long thập bát chưởng cũng được Tô Khất Nhi (Tô Sáng-Bang Chủ cuối cùng của Cái Bang) sử dụng để đánh bại Thành Vô Khấu (Triệu Vô Cực).

Video: Kiều Phong dùng Hàng long thập bát chưởng cứu A Tử.

Quốc Tiệp