Văn hoá

Khám phá những "bí mật khảo cổ" bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng.

Khu đất rộng cả ngàn m2 nằm trong khu di tích Hậu Lâu nằm trong quần thể Hoàng thành Thăng Long quận Ba Đình (Hà Nội) đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học trong khu vực Hoàng thành Thăng Long.

Khu di tích Hậu Lâu xưa được gọi là Tĩnh Bắc Lâu, được xây dựng từ sau đời Hậu Lê, là nơi ở và sinh hoạt của hoàng hậu và công chúa. Thời Nguyễn, Hậu Lâu làm nơi ở của các cung tần, mỹ nữ đi theo nhà vua mỗi chuyến "công du" Bắc Hà.

Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.

Theo chia sẻ của anh Nguyễn Thắng - chuyên viên phòng Khảo cổ học lịch sử (Viện Khảo cổ học Việt Nam) thì hiện nay đơn vị đã tiến hành đào sâu xuống được khoảng 1,5m và trong tuần này đơn vị đang tiến hành dọn dẹp bề mặt.

Huy động máy móc hỗ trợ việc khai quật.

"Mở rộng khai quật thăm dò phía Đông Bắc điện Kính Thiên với diện tích gần 1000m2 vào năm 2020, Viện Khảo cổ Việt Nam đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng khiến giả thiết về vườn Thượng uyển, điện Cần Chánh lần đầu được phát lộ tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội", anh Thắng cho hay.

Hoàng Thành Thăng Long nói riêng và Kinh Thành Thăng Long nói chung là một khu di tích rộng lớn, phong phú và phức tạp, việc nhận diện kiến trúc của Hoàng Thành không thể một sớm một chiều mà phải trường kỳ, tỉ mỉ và từng bước.

Bề mặt dưới độ sâu 1,5 sau khi tiến hành khai quật.

Những đồ vật được khai quật lên sẽ được để riêng chia theo từng loại.

Anh Nguyễn Thắng dẫn phóng viên đi xem những món đồ đã được khai quật được.

Những món đồ được Viện Khảo cổ học Việt Nam khai quật được.

Anh Thắng cho biết, vào thời Lê Trung Hưng: Gạch ngói, gạch hộp rỗng trang trí hoa cúc, các loại gốm men. Số lượng mảnh hiện vật thời Lê Trung hưng khá nhiều.

Những món đồ còn khá nguyên vẹn.

Trong thời gian tới, Viện Khảo cổ học tiếp tục phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tiến hành khai quật khảo cổ học và nghiên cứu nhằm xác định/phân định làm rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng của các quần thể kiến trúc ở khu vực trục trung tâm, đặc biệt là thời Lê sơ và Lê Trung hưng; tập trung khai quật trục trung tâm Đoan Môn - Kính Thiên - Hậu Lâu - Bắc Môn để có thêm tư liệu phục vụ đề án Nghiên cứu phương án khôi phục không gian Điện Kính Thiên.