Sức khỏe

[info] Cơ thể chúng ta sẽ như thế nào nếu hấp thụ quá nhiều đường?

Đường đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuyển hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên nếu hấp thụ quá nhiều đường sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe như: Béo phì, tiểu đường, tim mạch, suy giảm hệ thống miễn dịch...

Vai trò của đường với cơ thể con người

Không chỉ là loại gia vị mang vị ngọt dùng để pha nước, chế biến thức ăn, làm bánh... Đường còn cung cấp các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể như Vitamin B1, B2, Vitamin C, muối vô cơ, sắt, acid hữu cơ... có vai trò chuyển hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên nếu lượng đường được dung nạp quá nhiều hoặc quá ít đều có thể gây ra những tác hại cho cơ thể.

Khi cơ thể dung nạp quá ít đường có thể dẫn đến hạ đường huyết, giảm năng lượng, sụt cân, mệt mỏi. Ngược lại, khi cơ thể dung nạp thừa đường có thể làm tăng lượng đường trong máu, là nguy cơ dẫn đến các bệnh đái tháo đường, tim mạch, thừa cân, béo phì, suy giảm hệ thống miễn dịch....

Đường đơn: Đường đơn hay còn gọi là đường tinh. Thành phần của đường đơn chỉ bao gồm một phân tử đường như fructose, glucose...

Đường đôi: Thành phần của đường đôi bao gồm 2 phân tử đường như: Sucrose (gồm fructose + glucose); lactose (gồm galactose + glucose); maltose (gồm glucose + glucose).

Cơ thể cần bao nhiêu đường là hợp lý?

Mức giới hạn của đường tự do (bao gồm các loại đường phụ gia, đường tự nhiên, siro và nước ép trái cây....) trong chế độ ăn theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) như sau:

Nên giới hạn lượng đường tự do dưới 10% tổng lượng calo tiêu thụ với cả người lớn và trẻ em. Để mang lại lợi ích sức khỏe cao nhất, bạn nên tiêu thụ dưới mức 5%.

Ví dụ, với một trường trưởng thành, nếu bạn tiêu thụ khoảng 2.000 calo mỗi ngày, lượng đường tiêu thụ theo khuyến cáo sẽ là dưới 200 calo, tương đương khoảng 50g hoặc 12 thìa cà phê.

Để bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ tim mạch, tiểu đường, béo phì, suy giảm miễn dịch.... bằng cách giảm lượng đường dung nạp vào cơ thể mỗi ngày, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

Hạn chế các loại thực phẩm chứa đường tự do như: Bánh kẹo ngọt, socola, nước giải khát, nước trái cây đóng hộp.... Thay thế những thực phẩm đang dùng bằng các lựa chọn thay thế lành mạnh như: Uống nước lọc thay vì nước giải khát; Bổ sung hoa quả tươi thay vì nước ép trái cây đóng hộp... Không chọn những thực phẩm có thành phần chính là đường.

Có lối sống lành mạnh như tập thể dục thường xuyên; uống nhiều nước; ăn nhiều chất xơ; ngủ đủ giấc; kiểm soát khẩu phần ăn.... là những cách giúp bạn cải thiện sức khỏe và giảm lượng đường trong máu hiệu quả.

Thế Hiệp (T/H)