Sức khỏe

[info] 7 cách phòng tránh bệnh sán lợn theo khuyến cáo của Bộ Y tế

Tính đến 21 giờ ngày 17/3/2019 đã ghi nhận có 209 trẻ em tại Bắc Ninh dương tính với sán lợn gạo. Hiện nay, theo ước tính đây vẫn chưa phải là con số cuối cùng do quá tải số ca xét nghiệm các trường hợp thuộc diện có nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là cách nhận biết và phòng tránh bệnh sán lợn theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Bệnh sán lợn là gì?

Bệnh sán lợn (hay còn gọi là lợn gạo, sán lợn gạo, bệnh sán dây) gặp ở nhiều nơi trên thế giới, người mắc bệnh thường liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín. Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng miền, các tỉnh thành.

Bệnh sán lợn là do người bệnh ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ.

Bệnh sán lợn có thực sự nguy hiểm?

Khi người bệnh mắc phải thì ấu trùng sán lợn gạo từ đường tiêu hóa, theo máu đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nang. Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau.

Triệu chứng nhiễm sán lợn

Cách để phát hiện ấu trùng sán lợn ở não, ở cơ thì phải làm một số xét nghiệm dưới da hoặc chụp cộng hưởng từ, CT não để phát hiện bệnh. Người bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh lây lan ra cộng đồng.