Thế giới

Hồng Kông (Trung Quốc): Nhiều người nhập viện sau khi tiêm vắc xin Covid-19 của Sinovac

Theo cơ quan hữu trách Hồng Kông (Trung Quốc), đã có 15 người phải nhập viện do bất ổn về sức khỏe sau khi tiêm vắc xin của Trung Quốc để ngừa Covid-19.

Theo báo Thanh Niêncơ quan y tế Hồng Kông (Trung Quốc) cho biết 1 cụ ông 71 tuổi vừa qua đời sau khi nhập viện vào hôm qua. Trước đó, cụ ông này được tiêm vắc xin Covid-19 của Sinovac (Trung Quốc) vào ngày 3/3, đến ngày 7/3 thì có biểu hiện bất ổn về sức khỏe nên phải nhập viện. Cơ quan y tế của Hồng Kông đang điều tra nguyên nhân qua đời của cụ ông này.

Trước đó, cũng tại Hồng Kông, có 1 người đàn ông 63 tuổi và 1 người phụ nữ 55 tuổi đã tử vong sau khi tiêm vắc xin của Sinovac. Đến nay, nguyên nhân tử vong của người đàn ông 63 tuổi được cho là không liên quan việc chích vắc xin. Trong khi đó, hội đồng chuyên môn của nhà chức trách Hồng Kông chưa đưa ra kết luận về nguyên nhân tử vong của người phụ nữ 55 tuổi.

Như vậy, tính đến hiện nay, Hồng Kông đã có 18 người nhập viện vì xuất hiện các dấu hiệu bất ổn về sức khỏe sau khi được tiêm vắc xin của Sinovac. 

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, Đặc khu trưởng Hồng Kông chích vắc xin của Sinovac vào ngày 22/2

Đối mặt với những lo ngại của người dân, nhà chức trách khẳng định sẽ điều tra làm rõ, đồng thời nhấn mạnh rằng đã kiểm tra chất lượng vắc xin bằng các biện pháp khoa học cần thiết.

Liên quan vắc xin của Trung Quốc, nước này đến nay đã xuất khẩu hàng triệu liều cho các nước, trong đó bao gồm vắc xin của Sinovac và Sinopharm.

Tuy nhiên, tại Philippines, nhiều nhân viên y tế tuyến đầu thuộc các bệnh viện ở quốc gia này đã từ chối tiêm vaccine phòng ngừa Covid-19 của Trung Quốc và chờ vắc xin của phương Tây. 

Được biết, Philippines đã nhận được vắc xin CoronaVac do hãng Sinovac Biotech của Trung Quốc sản xuất. Vắc xin được phân phối tại Palawan vào ngày 7/3 nhưng chỉ có 180 trong tổng số 698 nhân viên của nhân viên y tế thuộc bệnh viện công Ospital Ng Palawan (ONP) đăng ký tiêm chủng miễn phí.

Bác sĩ Melecio Dy, lãnh đạo ONP cho biết ban đầu có nhiều người sẵn sàng tiêm vắc xin, nhưng khi xuất hiện thông tin vắc xin của AstraZeneca (Anh-Thụy Điển) sắp được đưa đến, họ rút lại ý định.

“Chúng tôi không thể ép họ thay đổi quyết định vì đây là việc tự nguyện”, ông Dy nói. 

Bên cạnh đó, báo VnExpress cho biết, mặc dù vẫn còn vô số những mối e ngại về vắc xin của Sinovac nhưng công ty này vẫn đang chứng tỏ “vị thế” của bản thân trên thế giới.

Ngay sau khi Sinovac cung cấp 4 triệu liều vào cuối tháng Một, Chile mới bắt đầu tiêm chủng cho dân số 19 triệu người với tốc độ ấn tượng.

Công dân Chile Vilma Ortiz được tiêm vaccine Sinovac tại một trường học ở khu phố Nunoa của Santiago cùng khoảng 60 người khác. Dù tự nhận mình là người đa nghi, Ortizcho thấy hài lòng sau khi đã tìm hiểu về các vắc xin Trung Quốc trên Internet. "Tôi rất tin tưởng vào vaccine", bà nói.

Tại Jakarta, các nhân viên y tế nối đuôi nhau đến sân vận động Susi Monica để tiêm vắc xin Sinovac. Tổng thống Indonesia Joko Widodo đi qua các bốt tiêm chủng để thị sát. Ông là người đầu tiên ở nước này tiêm vắc xin Trung Quốc và đã đặt hàng 140 triệu liều.

Han (t/h)