Cộng đồng mạng

Hoảng hồn nhìn thấy quái vật ngư long 246 triệu tuổi bị "phong ấn" trên núi đá

Sau khi khai quật, nhóm khảo cổ đã phát hiện hóa thạch này quý giá hơn họ đang tưởng tượng.

Trong chuyến thám hiểm vùng Nevada (Mỹ), nhà cổ sinh vật học người Đức Martin Sander và các cộng sự đã phát hiện thấy ở độ cao 1.828 m thuộc dãy núi Augusta có một con quái thú sống cùng thời với khủng long.

Khu vực phát hiện thấy quái thú mang thai bị "phong ấn" trên đá núi.

Nó bị núi đá chôn vùi, điều đáng chú ý là quái vật này mang thai 1 quái vật con.

Sinh vật được xác định là một ichthyosaur – tức "thằn lằn cá" hay "ngư long". Nó được đặt tên là Martina, có tên khoa học Cymbospondylus duelferi, là một loài ichthyosaur đặc biệt không được tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới ngoài vùng đất này.

Ichthyosaurs thuộc nhóm các loài bò sát biển sống ở Kỷ Jura và biến mất trong giai đoạn Kỷ Phấn Trắng (cách đây 145 đến 66 triệu năm).

Theo các nhà khoa học, loài bò sát này xuất hiện trong thời kỳ Triassic và chúng có thể dài tới 16m (khi trưởng thành). Tuy nhiên, chúng được cho là đã tuyệt chủng cách đây khoảng 25 triệu năm mà không rõ nguyên nhân, trước khi sự kiện tuyệt chủng xảy ra và xóa sổ loài khủng long.

Ichthyosaurs vốn phát triển từ một loài bò sát đất chưa được xác định rõ ràng. Chúng đã chuyển sang sinh sống dưới nước và có sự phát triển song song với các loài cá heo và cá voi hiện đại.

Bằng cách thay đổi, biến chuyển đa dạng từ những con thằn lằn sang loài vật hình thành vây để phát triển giống hơn với cá và gia tăng tốc độ di chuyển trong môi trường nước.

"Quái vật" Martina cũng là ichthyosaur thứ 2 mang thai được khai quật trên thế giới. Ước tính nó đã 246 triệu tuổi, tức sống vào cuối kỷ Tam Điệp (Triassic), cũng là thời điểm những con khủng long đầu tiên ngấp nghé xuất hiện trên địa cầu.  

Martina bé nhỏ so với các loài ichthyosaur khác (có loài dài tới 18m). Tuy nhiên, loài này lại sở hữu một hàm răng kinh dị và hộp sọ to lớn so với thân hình.

Martina là một trong những quái vật tiền sử đầu tiên đã tiến hóa từ việc đẻ trứng sang sinh con để phù hợp với các điều kiện sống mới.

Với tuổi đời của mình, hóa thạch con trong bụng của Martina trở thành sinh vật hiếm nhất thế giới, cung cấp những manh mối quan trọng cho quá trình hồi sinh của hệ sinh vật địa cầu sau đại tuyệt chủng Permi-Triassic xảy ra vào buổi giao thoa của kỷ Permi và kỷ Tam Điệp, tức 252 triệu năm về trước, xóa sổ 96% sinh vật địa cầu.

Khu vực tìm thấy hóa thạch cũng là một "thánh địa" của ichthyosaur, với rất nhiều loài khác nhau từng được khai quật, là bằng chứng kinh ngạc cho sự trỗi dậy toàn cầu của loài quái vật biển này thời kỳ sau đại tuyệt chủng.

Các nhà khoa học hy vọng trong thời gian tới có thể tìm thấy nhiều bằng chứng để làm sáng tỏ những bí ẩn về loài bò sát cổ đại này.

Đoàn Thanh (Nguồn Daily Mail)