Văn hoá

“Hô biến” miếng da khô và gỗ thường thành chiếc trống "hàng khủng"

Với nguyên liệu từ gỗ mít và da trâu, qua bàn tay tài hoa chúng được "hô biến" thành 1 chiếc trống có giá lên đến hàng chục triệu cung cấp cho các tỉnh thành trên cả nước.

Làng trống Đọi Tam (Hà Nam) vốn nổi tiếng với tên gọi nghề làm trống đã có từ rất lâu được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Điều này được ghi rõ trong gia phả suốt mấy trăm năm qua của các dòng họ có nghề làm trống.

Phóng viên có mặt tại những xưởng sản xuất trống nơi đây những ngày cận tết, người dân tại các xưởng sản xuất đang tất bật sản xuất những chiếc trống để cung cấp ra thị trường.

Nguyên liệu để làm trống gồm gỗ mít và da trâu. Theo chia sẻ của những người thợ tài hoa, gỗ được thu mua từ nhiều nơi chủ yếu là Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.

Còn da trâu nhập trực tiếp từ các lò mổ ở Nam Định và một số tỉnh lân cận. Sau khi nhập về, da trâu được cạo lớp phôi cho mỏng rồi được đem phơi khô.

Để tạo ra được một chiếc trống hoàn chỉnh, người dân làng Đọi Tam phải trải qua 3 công đoạn chính: Làm da, làm tang và bưng trống.

Từ những tang trống được làm bằng gỗ mít khô, xẻ cong sẽ được người thợ sẽ dựng khung làm cho các dăm gắn kết lại với nhau bằng keo sữa, tạo thành trống kín, khít, tròn.

Theo đó, dăm trống không được phép nối vì sẽ ảnh hưởng tới âm thanh.

Những khung trống được dựng lên sau khi được gắn kết được đem đi phơi khô.

Tiếp tục công đoạn, người thợ làm trống sẽ tiến hành mài nhẵn.

 Người thợ sẽ căng tròn da trâu trên mặt trống rồi dùng đinh bằng vâu hoặc tre đóng cố định vào thân trống.

Người thợ đóng đinh bằng vâu hoặc tre đóng cố định vào thân trống.

Trong các công đoạn làm ra một chiếc trống hoàn chỉnh, bưng trống là công đoạn quan trọng và khó nhất, quyết định tiếng trống. 

Sau đó sẽ tiến hành cạo bỏ lớp lông còn lại trên miếng da trâu.

Trống được bán ra thị trường dao động ở nhiều mức, tuỳ thuộc vào kích cỡ và chất liệu từ 1 triệu đến vài chục triệu đồng.

Chia sẻ với phóng viên, chị Mến – người làm trống lâu năm cho biết, chiếc trống đắt hay rẻ thì phụ thuộc vào tang gỗ. Cùng là chất liệu từ gỗ mít nhưng tang trống, rẻ nhất là tang rác (cỏ gỗ mít) màu trắng, còn loại giá cao là 100% là lõi mít không có sâu và mắt (là hàng tuyển chọn) có màu vàng và đậm hơn thì giá thành cao hơn nhiều lần, có thể gấp 3 đến 4 lần bình thường.

Đây không chỉ là nghề kiếm sống của một bộ phận người lao động mà còn lưu giữ và truyền bá nét đẹp văn hoá truyền thống của làng trống Đọi Tam đến với người dân trên cả nước. Trống Đọi Tam đã có danh tiếng trên khắp các vùng miền.