Cộng đồng mạng

Hình nhân đá lửa chôn vùi trong ngôi mộ cổ 9.500 tuổi hé lộ những câu chuyện kỳ bí

Các bức tượng đều được chế tác từ đá lửa, chôn vùi trong đống đổ nát của những ngôi nhà hình chữ nhật có sàn bằng đá vôi. Chúng tồn tại vì một mục đích đáng sợ.

Mỗi cộng đồng dân cư cổ đại đến rồi đi hoặc diệt vong để lại cho lịch sử những vùng đất kỳ bí gây tò mò cho khoa học hiện đại. Không ai biết chuyện gì đã từng xảy ra, ở khu vực ấy có những sự kiện gì cho đến khi các hình nhân đá lửa lộ diện.

Một cuộc khai quật tại Kharaysin, thuộc thung lũng sông Zarqa ở Jordan đã hé lộ nhiều bí mật: Những ngôi mộ cổ, những hài cốt không còn bình thường.

Khu vực tìm thấy "tiếng nói" bí ẩn trong ngôi mộ kỳ quái.

Trên mảnh đất khoảng 25 ha đã từng được con người cổ đại định cư 4 lần trong lịch sử:

Lần 1 và 2 là đầu và cuối thiên niên kỷ thứ 9, lần 2 là ở thiên niên kỷ thứ 8 và lần thứ 3 là thiên niên kỷ thứ 7 TCN.

Trong cuộc khai quật, các nhà khoa học đã tìm thấy các bức tượng được chế tác từ đá lửa, chôn vùi trong đống đổ nát của những ngôi nhà hình chữ nhật có sàn bằng đá vôi, nghi được dùng trong một nghi lễ hiến tế cổ xưa khoảng năm 7.500 TCN, tức đã hơn 9.500 năm về trước.

Hình nhân bằng đá lửa mở ra một câu chuyện kỳ bí.

Ngôi mộ cổ mở ra, các nhà khoa học rùng mình khi tận mắt chứng kiến các hình nhân trợn đôi mắt trừng trừng nhìn vào hơn 1000 ngôi mộ cổ có dấu hiệu bị đào bới. Những bộ xương được lấy đi hoàn toàn hoặc chỉ một phần, thậm chí có cả một hộp sọ bị cắt xén.

Theo tiến sĩ Juan Ibanez đến từ Viện Mila i Fontanals (Tây Ban Nha), mục đích tồn tại của chúng vô cùng đáng sợ: Phục vụ cho nghi lễ của một giáo phái cổ đại chuyên khai thác, thao túng những người đã chết.

Phát hiện về những hình nhân đá lửa chỉ ra một sự thay đổi quan trọng trong tư duy nghệ thuật của con người thời kỳ đồ đá mới. Người tiền sử đã bắt đầu sử dụng hình tượng con người bên cạnh hình ảnh động vật vốn đã được khắc họa từ hàng chục ngàn năm trước.

Ngoài các hình nhân, 71 hiện vật kỳ lạ khác cũng được phát hiện, bao gồm các lưỡi giáo, dao chưa từng được sử dụng, có thể cũng được dùng cho mục đích lễ nghi.

Nguyên Anh (Nguồn Ancient Origins)