Tiêu điểm thế giới

Hé lộ giả thuyết manh mối mới vị trí MH370 gặp nạn và lý do máy bay mất tích

Cơ trưởng Zaharie Shah dường như đã cố gắng hạ cánh xuống sân bay quốc tế Langkawi, Tây Bắc Malaysia, sau khi một đám cháy bùng phát trong buồng lái, cựu phi công Goodfellow cho hay.

Theo Sputnik, cựu phi công Goodfellow, đồng nghiệp của cơ trưởng chuyến bay mất tích bí ẩn MH370, cơ trưởng của chuyến bay của hàng không Malaysia có ý định hạ cánh xuống Langkawi, quần đảo ngoài khơi phía Tây Bắc Malaysia, sau khi một đám cháy bùng phát trong buồng lái.

 

"Lượt quay trở lại (Malaysia) chính là chìa khóa của vấn đề", Goodfellow viết trong một bài đăng trên blog.

Sự mất tích của MH370 là bí ẩn lớn của lịch sử hàng không hiện đại 

"Phi công chúng tôi được tập huấn để nhận biết đâu là sân bay gần nhất an toàn khi đang trong hành trình. Sân bay phía sau, tiếp giáp hay phía trước - chúng luôn ở trong đầu phi công, luôn luôn", ông lưu ý, nhấn mạnh rằng Shah thực sự là một cơ trưởng có kinh nghiệm hoàn hảo.

Giải thích về lý do Langkawi là một lựa chọn để phi công cố gắng hạ cánh, ông Goodfellow cho hay: "Khi tôi nhìn thấy đường rẽ trái trực tiếp đó, theo bản năng, tôi biết anh ấy đang có ý định hạ cánh xuống sân bay đó. Anh ấy chính xác hướng đến Palau Langkawi, một đường bay dài 13.000 feet (3,9 km) phía trên mặt nước và không có trở ngại gì".

Và sự thay đổi hành trình đột ngột của máy bay này hướng về phía Nam Ấn Độ Dương với mục đích cứu hành khách và phi hành đoàn.

Tuy nhiên, kịch bản hỏa hoạn lại bị các chuyên gia bác bỏ. "Thông thường, với một đám cháy điện, sẽ xuất hiện khói trước khi có cháy", một chuyên gia nói.

0h40 phút, ngày 8/3/2014, chuyến bay số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines bắt đầu cất cánh từ Kuala Lumpur, dự kiến sẽ đến Bắc Kinh vào 6h30’ sáng cùng ngày. Trên máy bay có 239 người, bao gồm 227 hành khách, trong đó có 2 trẻ sơ sinh và 12 thành viên phi hành đoàn.

Tuy nhiên, sau 2h bay, MH370 đột ngột biến mất khỏi màn hình radar và ngừng liên lạc với trung tâm kiểm soát không lưu.

Rất nhiều tàu thuyền cùng với các trang thiết bị tối tân đã được huy động để tìm kiếm máy bay, trong đó có một số thuyền được trang bị công cụ hiện đại. Tuy nhiên, các cuộc tìm kiếm chính thức được quốc tế hỗ trợ đã kết thúc vào tháng 1/2017, tiêu tốn hơn 150 triệu USD chi phí mà không mang lại kết quả.

Sau đó, cuộc tìm kiếm mới được thực hiện trên nguyên tắc “không tìm thấy, không lấy tiền”, được thực hiện bởi công ty Mỹ Ocean Infinity – cũng đã kết thúc vào tháng 5/2018 sau 90 ngày tìm kiếm vô vọng ở 112.000 km2 thềm phía nam Ấn Độ Dương.

MH370 là một vụ mất tích bí ẩn không có lời giải. Và đối với những thân nhân hành khách cũng như phi hành đoàn trên chuyến bay, vụ mất tích là một nỗi đau khôn nguôi, là sự trăn trở day dứt vì số phận người thân của họ vẫn chưa được sáng tỏ.

Xem thêm >> Thông tin gây sốc về lý do khiến MH370 mất tích bí ẩn và sự nhởn nhơ của “kẻ chủ mưu”