Pháp luật

Hành trình sụp đổ của “đế chế tội ác” dưới tay Al Capone

Là một trong những “trùm tội ác” nổi tiếng nhất trong lịch sử tội phạm của cả nước Mỹ lẫn thế giới, Al Capone gây sốc với rượu, đạn và máu.

Trùm tội phạm khét tiếng

Alphonse Gabriel Capone (17/1/1899 – 25/1/1947, thường được nhắc đến với cái tên gọi tắt là Al Capone) lại có thể không chết trong một trận thanh toán lẫn nhau nào, hoặc là chết trong tù – như khá nhiều “ông trùm” xấu số cùng thời đại.

Ông trùm này thông qua các "chiến tích" khác nhau của mình, đặc biệt là việc bán rượu bất hợp pháp trong thời kỳ Cấm (thời kỳ chính quyền liên bang Mỹ ban hành lệnh cấm rượu), Al Capone và băng nhóm của hắn đã thu được hàng núi tiền mặt và để lại nhiều tội ác kinh hoàng khiến công chúng khiếp sợ. Chỉ trong chưa đầy một thập kỷ, Al Capone đã kiếm được 100 triệu USD (tương đương với 1,5 tỷ USD hiện nay).

Ông trùm khét tiếng Al Capone. Ảnh: Getty.

Sinh ra ở Brooklyn (Mỹ) nhưng Al Capone có cha mẹ là người Italy nhập cư thuộc tầng lớp lao động. Trước khi Al Capone trở thành Al "Scarface" Capone (một biệt danh của trùm mafia) và lãnh đạo nhóm Chicago Outfit, người đàn ông này từng có một tuổi thơ tương đối bình thường.

Ông trùm khét tiếng này là con trai của thợ cắt tóc Gabriel, người đi theo dòng người nhập cư không lồ từ Italy đến New York trước đó 5 năm. Ông Gabriel và vợ Teresa có tổng cộng 9 người con và nuôi dạy các con tử tế.

Người dân trong vùng nhìn vào sẽ cho đó là một gia đình đáng kính, chăm chỉ và chuyên nghiệp nhưng dù vậy Capone vẫn không hài lòng và mong muốn làm nên điều gì đó lớn hơn. Tất nhiên, việc trở thành "Kẻ thù công khai số 1" của FBI có thể không phải là mục tiêu ban đầu của Capone nhưng đó lại là những gì xảy ra sau này.

Người này bị đuổi khỏi trường vào năm 14 tuổi vì hành hung giáo viên, Capone cũng không có ý định quay lại học và hoàn thành chương trình học của mình. Thay vào đó, Capone bắt đầu làm những công việc lăn lộn trên đường phố sau khi bị một một tên lưu manh trẻ tuổi rạch mặt tại một quán rượu nhà thổ. Sau một thời gian bươn chải ngoài cuộc sống, Capone nhận lời mời về làm việc cho một tay mafia tên Johnny Torrio ở Chicago và bắt đầu gây dựng tên tuổi trong "thế giới ngầm". Chính tại Chicago, Al Capone lợi dụng nhu cầu uống rượu của công chúng trong thời gian Cấm và tạo dựng "danh tiếng" như một Robin Hood ăn mặc chỉnh tề. Al Capone nhanh chóng nổi tiếng với câu nói: "Tôi chỉ là một doanh nhân, tôi mang đến cho công chúng những gì họ muốn. Tất cả những gì tôi làm là đáp ứng nhu cầu của công chúng".

"Đế chế tội ác" của Capone gây ra nhiều vụ nhưng điểm hình nhất là vụ thảm sát ngày Lễ tình nhân năm 1920 khiến 6 người thiệt mạng. Trong vụ việc này, Al Capone có ý định loại bỏ đối thủ lớn nhất tại Chicago là trùm mafia Moran "Bugs". Tuy nhiên, chỉ có 7 kẻ là "đàn em" của Moran ra mặt và bị bắn gục. Trong đó, 6 tay mafia tử vong tại chỗ và 1 kẻ còn thoi thóp khi cảnh sát đến.

Toàn bộ giới tội phạm Chicago khi ấy đều đoán được ai đứng sau vụ thảm sát này và cảnh sát cũng vậy. Hội đồng thành phố, Hiệp hội Thương mại, văn phòng Luật sư Liên bang treo thưởng tới 100.000 USD cho bất cứ ai bắt hoặc đưa ra chứng cứ buộc tội được hung thủ.

Vào thời điểm vụ thảm sát diễn ra, Al Capone không có mặt ở Chicago. Hắn đã tới Miami, nhằm tạo nên một bằng chứng ngoại phạm hoàn hảo.

Vụ thảm sát Valentine đáng sợ

Ngày 13/2/1929, George “Bugs” Moran – một tay gangster “thứ dữ” tại Chicago – nhận được một cuộc điện thoại. Từ đầu dây bên kia, một người hỏi “Bugs” rằng hắn có muốn mua một xe tải rượu whisky với giá rất hời – chỉ từ 57 USD/thùng – không?

“Các bạn sẽ không gặp tôi trong một thời gian dài nữa đâu!” - Al Capone nói với các phóng viên săn tin.
Đó là thời điểm cao trào của thời kỳ cấm rượu mà chính quyền Liên bang Hoa Kỳ thực hiện, cũng là thời “ăn nên làm ra” của tất cả những tay tội phạm buôn bán rượu lậu. Do đó, lời đề nghị trên đối với “Bugs” Moran là không thể khước từ, nhất là khi y ôm tham vọng vươn lên cạnh tranh với tất cả các “ông trùm” hùng mạnh nhất tại Chicago, nhằm giành giật địa bàn làm ăn. Bởi vậy, vụ mua bán được sắp đặt tại một nhà kho, ở số 2122, đường North Clark.

Cụ thể vào ngày 14/2 Ngày Lễ Tình yêu, “Bugs” Moran đích thân lên đường. Song, trên lộ trình, xe của y lại va chạm với một chiếc xe tải, khiến Moran đến điểm hẹn hơi muộn. Trong khi đó, tại nhà kho, 7 tên tay chân thân tín của Moran ngồi đợi ông chủ tới (theo cuốn “The most evil mobsters in history” của tác giả Lauren Carter).

Đột nhiên, một chiếc xe trông giống xe cảnh sát dừng ở bên ngoài. Có 5 người bước xuống xe, gồm 3 người mặc cảnh phục và 2 người mặc thường phục. Tin rằng đây chỉ là một đợt truy quét “bình thường” của cảnh sát, đám đàn em của Moran làm theo tất cả những gì được yêu cầu. Cũng chỉ là “úp mặt vào tường, và đưa hai tay lên đầu”. Mọi chuyện hoàn toàn không có gì đáng ngại.

Song, chỉ trong vòng 120 giây sau đó, theo ước tính của cơ quan điều tra sau này, đã có khoảng 150 viên đạn (súng tiểu liên Thompson và cả hai khẩu shotgun) xả vào 7 thân người ấy. 6 kẻ chết tại chỗ, còn 1 tên duy nhất vẫn thoi thóp khi đám “cảnh sát” giả rời đi.

Vừa lúc ấy, “Bugs” Moran cũng lái xe đến nơi. Nhìn thấy xe cảnh sát đỗ bên ngoài, cũng như đám đàn em, y cho rằng đây là một cuộc truy quét quen thuộc, nên lại phóng xe đi thẳng ngay lập tức. Đến lúc cảnh sát thật tới hiện trường, họ chỉ còn kịp nghe Frank Gusenburg - kẻ hấp hối còn lại - trăng trối: “Chúng không phải là cớm”.

Toàn bộ giới tội phạm Chicago nhanh chóng đoán được ai đứng sau vụ thảm sát ghê rợn này, và cảnh sát cũng vậy. Hội đồng thành phố, Hiệp hội Thương mại, văn phòng Luật sư Liên bang treo thưởng tới 100.000 USD cho bất cứ ai bắt hoặc đưa ra chứng cứ buộc tội được hung thủ.

Đặc biệt, trong thời điểm vụ án diễn ra, Al Capone lại không ở Chicago. Y đã tới Miami, nhằm tạo nên một bằng chứng ngoại phạm hoàn hảo cho mình. Và cũng như mọi tội ác khác đã từng thực hiện, như buôn lậu, bảo kê sòng bạc, tổ chức mại dâm, tống tiền, cho vay nặng lãi, hối lộ quan chức hay kể cả giết người…, Al Capone vẫn không thể bị công lý động tới.

Hiện trường vụ thảm sát Valentine. Ảnh: Getty.

Sự sụp đổ của "Scarface"

Cả cuộc đời "hét ra lửa" tuy nhiên Al Capone tủi hổ khi bị lây giang mai từ một cô gái làng chơi. Tuy nhiên, vì quá xấu hổ, hắn đã từ chối đi điều trị mà nhắm mục tiêu giành vị trí hàng đầu trong "thế giới ngầm" ở Chicago. Đặc biệt trong thời gian đó, Capone đã gây dựng những mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền thành phố khiến hắn trở thành nhân vật "không thể chạm tới". Bất chấp những tội ác kinh hoàng nhất mà hắn gây ra, từ buôn lậu, bảo kê sòng bạc, tổ chức mại dâm, tống tiền, cho vay nặng lãi, hối lộ quan chức hay kể cả giết người…, Al Capone vẫn không thể bị công lý động tới.

Sau nhiều năm hoành hành tội ác, hắn bị kết án tù nhưng với tội danh trốn thuế vào năm 1931. Đây cũng là thời điểm căn bệnh giang mai của Al Capone ngày càng trở trầm trọng và gây tổn thương tới não của hắn. Sau khi được ra ngoài điều trị sức khỏe thể chất và tinh thần, Capone được mãn hạn tù sớm vì có "hành vi tốt"..

Đến cuối cùng, tên trùm mafia khét tiếng từng gây biết bao tội ác lại chết vì một loạt các biến chứng, từ bệnh giang mai làm hư hỏng nặng các cơ quan nội tạng đến một cơn đột quỵ khiến hệ miễn dịch suy yếu và gây ra bệnh viêm phổi. Cuối cùng, Al Capone đã kết thúc cuộc đời ngắn ngủi ở tuổi 46 vào ngày 25/1/1947, đánh dấu sự sụp đổ của "Scarface".

Trúc Chi (t/h)