Sự kiện

Hàng loạt cây gỗ rừng tự nhiên, đường kính lớn ở Thanh Hóa bị "lâm tặc" chặt hạ

Hàng loạt cây gỗ rừng tự nhiên có đường kính lớn, khoảng vài chục năm tuổi ở Thanh Hóa đã bị "lâm tặc" chặt phá không thương tiếc trong thời gian gần đây. Phần lớn gỗ khai thác được đã được vận chuyển đi tiêu thụ, số ít còn lại đang tập kết chuẩn bị đưa ra ngoài.

Theo ghi nhận của PV Người Đưa Tin Pháp Luật cho thấy, thời gian gần đây, hàng loạt cây gỗ có đường kính lớn (30 – 60cm), khoảng 20 – 30 năm tuổi, tại những cánh rừng tự nhiên thuộc khu vực giáp gianh huyện Thường Xuân và Như Xuân (Thanh Hóa) đã bị "lâm tặc" chặt hạ không thương tiếc.

Sau khi tiếp nhận thông tin và hình ảnh do PV cung cấp, ông Lê Quốc Việt - Phó chi cục Trưởng chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa cho biết, đơn vị sẽ thành lập ngay một đoàn kiểm tra, trực tiếp lên hiện trường để xác minh làm rõ vụ việc. Lãnh đạo chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa cũng đề nghị PV phối hợp cung cấp thông tin, hình ảnh và hỗ trợ dẫn đường cho đoàn.

Cây gỗ rừng có đường kính hơn một người ôm đã bị lâm tặc chặt phá.

Do mới bị "xẻ thịt" cách đây không lâu nên gốc cây vẫn còn chảy nhựa.

Một phần gỗ xẻ thành hộp được "lâm tặc" bỏ lại sau khi "hạ sát" cây gỗ tự nhiên hàng chục năm tuổi tại khu vực giáp gianh giữa huyện Thường Xuân và Như Xuân (Thanh Hóa).

Một cây gỗ khác có đường kính khoảng 50cm bị chặt phá, nhưng chưa kịp vận chuyển ra ngoài.

Những thành gỗ thành phẩm này là kết quả của việc "hạ sát" không thương tiếc những cây rừng tự nhiên.
Nhìn vào gốc để lại thì có thể phán đoán cây gỗ rừng lại bị chặt phá cách đây chưa lâu.
Lâm tặc chưa kịp vận chuyển gỗ sau khi hạ sát cây rừng ra ngoài.

Theo người dân địa phương đây là phần ngọn của cây gỗ quý bị bỏ lại trong rừng.

Rừng bị "xẻ thịt" không thương tiếc để lấy gỗ.

Một cây gỗ khác có đường kính lớn bị cưa hạ.

Phần ngọn của cây rừng sau khi bị chặt hạ được "lâm tặc" bỏ lại có đường kính khoảng 45cm.
Một ít gỗ đang "mắc kẹt" trong rừng.
Những khúc gỗ tròn đang nằm ngổn ngang cạnh gốc cây có đường kính khoảng 50cm trong rừng.

Gỗ được tập kết, phơi khô để chuẩn bị đưa ra ngoài.

Rừng bị phá tan hoang để phục vụ cho những lợi ích kinh tế của con người.