TV Show

Hàn Tín được lưu danh thiên cổ không chỉ bởi bách chiến bách thắng

Hàn Tín được lưu danh thiên cổ không chỉ bởi bách chiến bách thắng mà còn vì ông là điển hình cho một nhân cách lớn với sự nhẫn nhịn, khoan dung, có trước có sau.

Hàn Tín được vua Hán Cao Tổ ca ngợi là "Nắm trong tay trăm vạn quân đánh là thắng, tiến công là nhất định lấy…".

Tuy nhiên, cuộc đời Hàn Tín là một câu chuyện dài và bi tráng, hậu thế nhắc đến ông vừa xót thương vừa khâm phục đủ vạn đường.

Hàn Tín sinh ra trong gia cảnh bần cùng, sa sút.

Hàn Tín (231 - 196 TCN), là một trong những vị tướng lỗi lạc của Trung Quốc, người đã có công lớn trong việc thiết lập triều đại nhà Hán. Ông được người đời công nhận là một chiến lược gia quân sự tài ba, bất khả chiến bại, được xem là một trong “Tam kiệt” của nhà Hán cùng với Tiêu Hà và Trương Lương.

Hàn Tín có công rất lớn giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ lập nên nhà Hán kéo dài 400 năm. Nhưng thuở chưa thành danh, vì gia cảnh bần cùng mà ông phải chịu biết bao sự khinh rẻ của mọi người.

Ông sinh ra trong gia cảnh bần cùng, sa sút vì vậy trong lịch sử không có nhiều ghi chép chi tiết về gia đình ông. Có ghi chép nói rằng, Hàn Tín sinh sống cuộc sống thanh bần cùng người mẹ của mình. Trong nhà Hàn Tín có cất chứa binh thư và bảo kiếm vì vậy ngay từ nhỏ ông đã được tiếp xúc với chúng, đồng thời ông cũng nhận được sự giáo dục tốt đẹp ngay từ bé. Cũng có ghi chép nói rằng, tổ tiên của Hàn Tín thuộc tầng lớp quý tộc trong xã hội.

Sau khi mẹ qua đời, cuộc sống của Hàn Tín càng thêm khốn khó. Ông thường xuyên không có cơm ăn. Bởi vì nghèo khổ nên Hàn Tín cũng phải chịu đủ mọi ánh mắt và sự khinh bỉ, bắt nạt của người khác.

Một lần ông đến bên bờ sông câu cá gặp Phiếu Mẫu kiếm ăn bằng nghề giặt đồ thuê, cũng thiếu trước hụt sau nhưng thương tình cậu bé đói khát nên thường chia cơm cho Hàn Tín ăn cùng. Hán Tín cảm kích trong lòng nên đã nói rằng: "Tôi ngày sau công thành danh toại sẽ xin báo đáp".

Phiếu Mẫu hiền hậu trả lời: "Thấy ngươi đói khát nên chia sẻ miếng cơm giọt nước, mong gì báo đáp. Mà đàn ông như ngươi miếng cơm không có mà ăn thì nói gì quyền cao chức trọng ngày sau".

Hàn Tín báo ơn Phiếu Mẫu. (Ảnh minh họa).

Hàn Tín lấy làm hổ thẹn mà không dám qua Phiếu Mẫu nữa nhưng bà già đôn hậu thương người cùng khổ hàng ngày vẫn đặt cơm trước lều Hàn Tín. Người xóm chợ biết chuyện thường gọi đó là "Bát cơm Phiếu Mẫu".

Ngày sau Hàn Tín phò tá Lưu Bang lập nên cơ nghiệp thống nhất thiên hạ. Ông được phong tước hầu, sau được về quê cũ cai trị phong làm Sở Vương.

Khi về quê ông lập tức cho người đi tìm Phiếu Mẫu. Phiếu Mẫu đến thì phủ phục không dám ngẩng lên. Hàn Tín sai người lấy ngàn vàng thưởng cho Phiếu Mẫu để đền ơn ngày xưa đã cưu mang thủa cơ hàn.

Câu nói “Nhất phạn thiên kim” (Tạm dịch: Bát cơm ngàn vàng) cũng từ đây mà ra. Ý nói rằng, nhận của người một chút ân huệ dù ít ỏi giống như “dòng nước chảy nhỏ giọt”, nhưng báo đáp người lại tràn đầy giống như “dòng suối chảy tuôn trào”.

Về chuyện Hàn Tín được một số người bố thí, giúp đỡ hay bị người khác nhục mạ. Sau này, được Hàn Tín thường dùng sự việc này để nhắc nhở mình, làm động lực thực hiện hoài bão. Nói lên tâm đại nhẫn của bậc đại trí.

Trong cuộc đời của Hàn Tín ngoài câu chuyện về Bát cơm ngàn vàng còn có nhiều sự tích khác như Làm khách nhà Xương Đình, Chịu nhục chui háng, Co được giãn được…

Còn tiếp…

Quốc Tiệp (t/h)