Dân sinh

Giật mình thiệt hại do bão số 6 Nakri gây ra

Dù mới vào đất liền cách đây ít lâu nhưng ghi nhận thiệt hại do bão số 6 mang tên quốc tế Nakri khiến nhiều người lo ngại.

Theo ghi nhận của TTXVN, khoảng 11 giờ 57 ngày 11/11, tại đập tràn Păng Tiêng nước dâng cao gần 1m nhưng anh Lâm Văn Th. (sinh năm 1979, ngụ tại huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) cố vượt qua để đi mua thuốc cảm nên bị lũ cuốn trôi xuống lòng hồ thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo.

Trên 2 tấn rác thải, bao ni lon dọc bờ biển và khu vực du lịch biển Đá Nhảy, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch đã được các lực lượng tình nguyện viên thu gom, xử lý.

Được biết, UBND Lạc Dương đã huy động lực lượng Quân đội, Công an, dân quân đi dọc suối Đạ Dâng Lớn và quanh hồ thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo để tìm kiếm.

Từ ngày 10 đến sáng 11/11 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có mưa lớn, khiến nước từ các sông suối dâng cao. Mưa lớn cũng làm một số cây cổ thụ trong thành phố Đà Lạt và cây thông trên đèo Dran (tuyến đường nối Phan Rang-Đà Lạt) bị bật gốc.

Thương tâm nhất là UBND xã Dân Tiến (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) cho biết, khoảng 18h ngày 11/9, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể em Phùng Thị Cúc Nh., (sinh năm 2008, học sinh lớp 6C, trường THCS Tràng Xá, huyện Võ Nhai) bị lũ cuốn trôi khi đang trên đường đi học về.

Tại Quảng Ngãi ghi nhận 2 người chết do bị tai nạn trong lúc chằng chống nhà cửa.

Tại Phú Yên, tối 10/11, các trạm biến áp xảy ra sự cố nên 32 xã thuộc 7 huyện, thị xã, thành phố bị mất điện do mưa bão; ngập cục bộ 50 ha mía.

Trả lời Vietnamnet, ông Huỳnh Quốc Long, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Phú Yên cho biết: Thời điểm bão vào đất liền trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã có 7/47 xuất tuyến bị ảnh hưởng, với 476 trạm biến áp và 59.752 khách hàng bị mất điện. Đến 6h sáng nay, còn 53/112 xã bị mất điện.

Tại Bình Định, có 15,2 ha cây ăn quả gãy, đổ, 250m bờ sông, suối bị sạt lở; 2 tàu cá bị hỏng máy ngày 9/11 khi đang hoạt động ở vùng biển nằm ngoài khu vực nguy hiểm do ảnh hưởng của bão, hiện đang được các tàu bạn lai dắt về bờ.

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, mưa lũ từ ngày 8-10/9 đã làm 6 người chết, một người mất tích, 5 người bị thương; 70 nhà bị hư hỏng, ảnh hưởng; 975 ha lúa và 111 ha hoa màu bị ngập, gãy đổ.

Tỉnh Cao Bằng ngập và sạt lở một số vị trí tại tỉnh lộ 202. Tại Bắc Kạn, cống trên tỉnh lộ 257B bị hư hỏng hiện đang cấm đường.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng của mưa lũ (từ ngày 8-10/9) triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả mưa, lũ, tìm kiếm người mất tích, thăm hỏi động viên các gia đình bị thiệt hại.

Các địa phương tổ chức kiểm tra và bố trí lực lượng canh gác, hướng dẫn người, phương tiện giao thông đi lại các khu vực đường, ngầm còn bị ngập, tránh để xảy ra thiệt hại do chủ quan.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi diễn biến mưa, lũ, kịp thời tham mưu, chỉ đạo ứng phó.

Khu vực vùng núi Bắc Bộ cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất; kiểm tra, đảm bảo an toàn các công trình hồ chứa, đê điều, công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai, cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình bị hư hại sau lũ.

Sau bão số 6, trong vòng một tuần sẽ có 1 áp thấp (có khả năng mạnh thành áp thấp nhiệt đới) vượt qua Philippines vào Biển Đông, kế tiếp là một áp thấp nhiệt đới khác sẽ xuất hiện và có khả năng mạnh thành bão.

Minh Anh (Tổng hợp)