Cộng đồng mạng

Giật mình giá trị cổ vật bằng vàng ròng nặng 8kg

Nặng 8kg, khối cổ vật bằng vàng ròng khiến các nhà khoa học tranh cãi vì giá trị của chúng.

Ngọc tỷ là ấn chương của hoàng đế, tượng trưng cho quyền lực tối thượng mà chỉ "thiên tử" mới có.

Do đó, trong lịch sử hơn 2.000 năm của các triều đại phong kiến Trung Quốc từ Tần đến Thanh, các vua chúa dù là cướp ngôi hay được nhường ngôi, đều rất coi trọng việc chiếm hữu ngọc tỷ.

Ngọc tỷ của Vua Càn Long là một trong những cổ vật Trung Hoa mà người sưu tầm săn đón nhiều. Vị hoàng đế có thể sở hữu khoảng 25 mẫu con dấu khác nhau.

Mới đây, các chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu khảo cổ và di tích văn hóa tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc vừa công bố họ đã tìm thấy một ấn triện bằng vàng ròng nguyên chất cực kỳ quý hiếm thuộc về triều Minh.

Chiếc ấn triện nặng 8kg, vô cùng quý hiếm bị xẻ làm bốn sau khi nhà Minh bị lật đổ cách đây hơn 370 năm trước.

Chiếc ấn triện được khắc tỉ mỉ với kích thước 10 x 10cm, phần tay cầm bằng vàng nguyên chất, có hình con rùa. Theo nhóm nghiên cứu, có thể đây là một trong những báu vật được phân tán khi vị Hoàng đế thời nhà Minh bị lật đổ.

Theo ông Liu Zhiyan, Giám đốc của Viện nghiên cứu khảo cổ tỉnh Tứ Xuyên, chiếc ấn triện từng thuộc sự sở hữu của Trương Hiến Trung - lãnh tụ khởi nghĩa nông dân cuối thời nhà Minh - người đã chinh phục Tứ Xuyên ngày nay và thành phố Thành Đô vào năm 1644.

Giả thuyết hợp lý nhất, Trương Hiến Trung đã chia chiếc ấn triện vàng khối thành 4 mảnh, như một cách biểu thị sự kết thúc của nhà Minh.

Vào năm 2016, một ấn triện của Vua Càn Long (Trung Quốc) từ thế kỷ 18 được bán đấu giá thành công với mức "chốt hạ" 22 triệu USD (hơn 400 tỷ đồng).

Chủ nhân mới của món cổ vật đắt giá này là một nhà sưu tầm giấu tên từ Trung Quốc.  

Ngọc tỷ có kích cỡ vừa bằng bàn tay, làm từ đá phiến màu đỏ pha trắng, chạm khắc 9 con rồng.

Ngọc tỷ thuộc về Vua Càn Long (nhà Thanh, Trung Quốc), một trong những vị hoàng đế có thời gian trị vì lâu nhất lịch sử phong kiến Trung Hoa.

Món cổ vật này vốn được một bác sĩ Hải quân Pháp đến Trung Quốc vào cuối thế kỷ 19 mua lại và được gia đình ông lưu giữ từ khi đó.

Trước đó, một mẫu ấn triện từ thế kỷ 18 của vua Càn Long cũng đã được bán thành công với số tiền lên đến 11,8 triệu USD (tương đương 280 tỷ đồng) trong phiên đấu giá của nhà Sotheby's tại Hong Kong.

Ngọc ấn khắc thụy hiệu của Hiếu Trang Văn hoàng hậu, phi tần của Hoàng Thái Cực (vua thứ hai nhà Thanh) và là bà cố nội của vua Càn Long, được làm trong giai đoạn giữa năm Càn Long 45 và 47. Đây là mẫu ngọc ấn thứ hai truy tặng Hiếu Trang Văn hoàng hậu sau khi bà qua đời. 

Việc đấu giá những vật phẩm có nguồn gốc Trung Quốc cổ đại vấp phải sự phản đối mạnh mẽ.

Những năm qua, cả người dân lẫn chính phủ Trung Quốc luôn thể hiện sự tức giận mỗi khi các nhà đấu giá phương Tây chào bán những cổ vật mà họ cho là đánh cắp từ Trung Quốc.

Minh Anh (Nguồn AsiaWire)