Cộng đồng mạng

Giải mã bí ẩn: Rắn dùng chân sau di chuyển trước khi tiến hóa thành bò sát không chân

Mới đây, các nhà khoa học khai quật được mẫu hóa thạch đặc biệt giúp trả lời được câu hỏi về nguồn gốc của loài rắn, loài này dùng chân sau di chuyển trước khi tiến hóa thành bò sát không chân.

Mẫu hóa thạch Najash rionegrina được đặt theo tên của con rắn trong kinh thánh có chân là Nahash (tiếng Do Thái là rắn) và tỉnh Río Negro ở Argentina, nơi hóa thạch được phát hiện. Hóa thạch của Najash có khoảng 95 triệu năm tuổi.

Loài rắn hóa thạch chân sau này thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới truyền thông khi theo dõi các báo cáo trước đó về loài rắn biển hóa thạch có chân sau. Điều khiến Najash trở nên độc đáo bởi nó là một con rắn sống trên cạn, không phải là một loài rắn sống dưới biển. Ngoài ra, hóa thạch không bị nén bởi trọng lượng của trầm tích quá mức, và vì vậy chúng được bảo tồn trong ba chiều, không giống như rắn biển hóa thạch.

Một giả thuyết đã tồn tại từ lâu là những con rắn tiến hóa từ tổ tiên loài thằn lằn đào hang. Một nhóm rắn nhỏ, giống như giun, miệng nhỏ, được cho là vẹo cột sống từ lâu đã được coi là loài rắn sống nguyên thủy nhất.

Vật liệu hóa thạch mới của Najash cho thấy những hộp sọ của dòng rắn cổ đại đó không giống với những con rắn vẹo cột sống. Thay vào đó, Najash và loài của nó có cái miệng lớn với hàm răng sắc nhọn và một số khớp sọ di động đặc trưng cho hầu hết các loài rắn hiện đại. Tuy nhiên, họ vẫn giữ lại một số đặc điểm xương sọ của thằn lằn điển hình hơn.

Về mặt tiến hóa, Najash cho thấy rằng rắn đang tiến hóa về khả năng di chuyển của hộp sọ cần thiết để ăn những con mồi khá lớn, một đặc điểm nổi bật của nhiều loài rắn hiện đại.

Hộp xương sọ của rắn Najash.

Rắn Najash sở hữu các đặc điểm nguyên thuỷ giống loài thằn lằn như xương gò má, cũng như nhiều đặc điểm giống rắn như thiếu một vòm xương nối từ hộp sọ tới xương gò má.

Tác giả chính của bài nghiên cứu Fernando Garberoglio cho biết: "Nghiên cứu chúng tôi ủng hộ ý tưởng rằng tổ tiên của loài rắn có thân hình lớn và mồm rộng thay vì hình dạng nhỏ như suy nghĩ trước kia. Bài nghiên cứu cũng tiết lộ rằng những con rắn thời kỳ trước có thân sau khác hoàn toàn với loài rắn hiện tại".

70 triệu năm trước, rắn Najash đã sinh sống và di chuyển với chân sau. Điều này chứng tỏ loài rắn đã từng sử dụng chân sau di chuyển trước khi tiến hóa thành bò sát không chân. Michael Caldwell, đồng tác giả của bài nghiên cứu cho biết: "Nghiên cứu này là một cuộc cách mạng trong suy nghĩ của chúng ta về xương ly của rắn và những loài thằn lằn không phải rắn. Sau 160 năm hiểu sai, bài báo cáo này đã sửa chữa những đặc điểm quan trọng này mà không dựa vào dự đoán mà dựa vào chứng cứ cụ thể. Bài nghiên cứu này vô cùng quan trọng để thấu hiểu được sự tiến hóa trong bộ xương của tổ tiên loài rắn và rắn hiện tại".

>>>Xem thêm: Giải mã bí ẩn: Voi khổng lồ khiếp sợ kiến tí hon

Phong Linh (theo Live Science)

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi bài viết Giải mã bí ẩn về thế giới xung quanh trên báo điện tử Người Đưa Tin vào 21h hằng ngày.