Cộng đồng mạng

Giải mã bí ẩn: Kinh dị hàng triệu con kiến ăn thịt đồng loại để sống sót

Trong một hầm ngầm bị bỏ hoang ở phía tây Ba Lan, hàng trăm ngàn con kiến ​​thợ đã rơi vào bên trong và bị cô lập nhưng chúng vẫn sống sót trong nhiều năm bằng cách ăn xác chết của đồng loại.

Khi các nhà nghiên cứu đến thăm boongke vào năm 2016, họ thấy một cộng đồng gần một triệu con kiến ​​thợ thuộc loài Formica polyctena (hay kiến ​​gỗ). Những con kiến không có lối ra thế giới bên ngoài và dường như đến từ chiếc tổ nằm phía trên đường ống thông khí. Khi kiến rơi xuống theo đường ống, chúng bị bao vây trong boongke. 

Không có gì cho kiến ​​ăn trong hầm tối, các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng những con côn trùng sống sót bằng cách ăn thịt đồng đội đã chết của chúng. 

Hàng triệu con kiến ăn thịt đồng loại để sinh tồn.

Gần đây, các nhà nghiên cứu đã quay trở lại hầm để tiếp tục nghiên cứu về những con kiến ​​bị mắc kẹt, tìm kiếm bằng chứng cho thấy những con côn trùng đang ăn xác chết của bạn cùng tổ. 

"Trong một cuộc kiểm tra được thực hiện vào tháng 7/2015, chúng tôi đã ước tính kích thước của “dân số”  Formica polyctena là ít nhất vài trăm nghìn “công nhân”, có lẽ gần một triệu con," các nhà khoa học công bố ngày 4/11 trên Tạp chí Sinh học.

Không có kén kiến, ấu trùng hay kiến ​​chúa trong hầm, vì vậy chúng sống ở đó nhiều năm mà không sinh sản. Thay vào đó, “dân số” phát triển do nguồn cung cấp liên tục kiến thợ mới từ chiếc tổ bên trên.

Chúng sinh tồn và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xã hội trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt. 

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã thu thập hơn 150 con kiến ​​chết từ căn hầm bí ẩn - đống xác trên sàn và gần các bức tường xung quanh gò kiến ​​chính. Nhóm nghiên cứu tìm thấy nhiều vết cắn chủ yếu ở vùng bụng. Đây là bằng chứng cho thấy kiến gỗ ăn xác đồng loại để sinh tồn.

Việc ăn thịt đồng loại là một giải pháp nghiệt ngã nhưng không phải là hiếm ở loài này. 

Những con kiến bị cô lập trong hầm bí ẩn.

Theo nghiên cứu, loài kiến ​​gỗ được biết đến với nhiệm vụ tiến hành "cuộc chinh chiến" - những trận chiến khốc liệt với các loài kiến ​​khác thường được chiến đấu vào đầu mùa xuân, khi thức ăn khan hiếm. Khi xác chết của những “người lính” ngã xuống, các “công nhân” kéo xác vào tổ để nuôi con non. Trên thực tế, "xác chết đóng vai trò là nguồn thực phẩm quan trọng không chỉ trong thời kỳ thiếu lương thực", các nhà khoa học viết.

Trong hầm trú ẩn, các xác chết phục vụ như một bữa tiệc buffet không bao giờ kết thúc, cho phép những con kiến ​​sống sót, các nhà nghiên cứu cho biết.

Các nhà khoa học đã tạo lối giải thoát cho kiến về với tổ của chúng.

Những con kiến thợ đã phải sống trong căn hầm khủng khiếp đó thời gian dài. Các tác giả nghiên cứu tự hỏi liệu họ có thể giúp những con kiến ​​bị mắc kẹt tìm đường về nhà hay không?

Vào năm 2016, họ đã lắp đặt một "lối đi" dọc bằng một thanh gỗ kéo dài nối từ sàn nhà vào đường ống. 

Khi các nhà khoa học quay trở lại hầm trú ẩn vào năm 2017, họ phát hiện đàn kiến đã biến mất hoàn toàn. 

>>>Xem thêm: Giải mã bí ẩn: Tại sao rắn hổ mang có thể phình rộng phần cổ?

Phong Linh (theo Live Science)

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi bài viết Giải mã bí ẩn về thế giới xung quanh trên báo điện tử Người Đưa Tin vào 21h hằng ngày.