Cộng đồng mạng

Giải mã bí ẩn bên trong chiếc đuôi trứ danh của rắn chuông

Sở hữu nọc độc cực mạnh và có thể giết chết con mồi ngay tức khắc bằng một nhát cắn, đã bao giờ bạn tự hỏi chiếc đuôi của rắn chuông có hỗ trợ gì trong việc chúng săn mồi hay không?

Rắn chuông là loài rắn có nọc độc lớn được tìm thấy trên khắp Bắc và Nam Mỹ. Loài rắn này khiến con người lạnh sống lưng khi phát ra tiếng lách cách từ chiếc đuôi của mình.

Vậy, làm thế nào để những con rắn này phát ra tiếng động và quan trọng hơn, tại sao chúng làm điều đó?

Rắn đuôi chuông là loài rắn có nọc độc lớn được tìm thấy trên khắp Bắc và Nam Mỹ.

Tiếng kêu dường như được “gắn” vào chóp đuôi của rắn đuôi chuông. Daniel Markham người đã tạo dựng nên"What's Inside?" - một kênh được nhiều người ưa thích trên YouTube đã giải phẫu một chiếc đuôi rắn chuông để tìm hiểu về những gì ẩn chứa bên trong.

Daniel dùng một con dao sắc cắt mở theo chiều dọc các "nút cài" cấu tạo đuôi. Anh ngạc nhiên phát hiện bên trong đuôi trống rỗng.

Bên trong đuôi rắn chuông trống rỗng.

Như vậy, tiếng động phát ra từ đuôi rắn chuông khi rung lắc là do hai lớp chất sừng (keratin -  cùng chất liệu cấu thành móng tay của con người) cứng, rỗng ở cuối đuôi va chạm vào nhau. 

Con rắn sau đó dựng lên cái đuôi của mình và rung động mạnh mẽ các cơ bắp của nó, sao cho các phân đoạn này va chạm với nhau để tạo ra âm thanh réo rắt dễ nhận biết. Bởi vì cấu trúc về cơ bản là rỗng.

Một con rắn chuông không có sẵn chiếc đuôi phát ra tiếng động từ khi sinh ra. Nó được sinh ra với cái được gọi là nút trước hoặc nút đầu tiên, một đoạn cứng duy nhất của keratin. Tuy nhiên, rắn đuôi chuông không thể tạo ra tiếng động của nó với một lớp duy nhất. Chỉ sau khi hình thành lớp vỏ thứ hai và tiếp tục hình thành các lớp vỏ khác, tiếng động mới có thể được tạo ra bằng cách đập chúng vào nhau.

Khi con rắn non lột da sau vài ngày, nó cũng có được một nút mới. Các vỏ sau đó tăng liên tục mỗi lần nó lột da sau đó. Tuy nhiên, chúng không thể giữ các lớp này lâu, vì các lớp này thường bị mất trong các trận chiến, bị cắn bởi những kẻ săn mồi hoặc bị hư hại khi chúng trườn trên những tảng đá gồ ghề.

Một con rắn chuông có thể lắc đuôi phát ra tiếng động tới 50 lần/giây. Hơn nữa, nó có thể duy trì tiếng động đó trong hơn 3 giờ.

Các nhà sinh học tin rằng rắn đuôi chuông sử dụng tiếng động này như một tín hiệu để những kẻ săn mồi tránh xa. Con rắn đã tiến hóa để sở hữu một “thiết bị” cảnh báo rất tinh vi. Trên thực tế, rắn đuôi chuông được coi là loài rắn tiến hóa nhất trong gia đình bò sát.

>>>Xem thêm: Giải mã bí ẩn: Tại sao kỳ nhông có thể mọc lại chi một cách siêu phàm

Phong Linh (theo Science ABC)

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi bài viết Giải mã bí ẩn về thế giới xung quanh trên báo điện tử Người Đưa Tin vào 21h hằng ngày.