Thế giới

Giá xăng tăng đe dọa ổn định xã hội và an ninh lương thực ở Mỹ Latinh

“Giá nhiên liệu là mỏ neo cho toàn bộ nền kinh tế: nếu giá nhiên liệu tăng, nó sẽ tác động trực tiếp đến giá của tất cả mọi thứ”.

Giá nhiên liệu tăng đã gây ra các cuộc biểu tình ở Argentina, Ecuador và Panama. Các nước láng giềng của họ có thể đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi giá xăng tăng do khu vực này thiếu các phương tiện giao thông thay thế, chẳng hạn như đường sắt, đường thủy phổ biến hơn ở châu Âu và Bắc Mỹ cũng như tiêu thụ ít nhiên liệu hơn.

Theo ông Sergio Guzman, Giám đốc Phân tích Rủi ro Colombia - một công ty tư vấn kinh doanh tại Bogotat: “Giá nhiên liệu là mỏ neo cho toàn bộ nền kinh tế: nếu giá nhiên liệu tăng, nó sẽ tác động trực tiếp đến giá của tất cả mọi thứ”. Thêm vào đó, một vài lĩnh vực trong khu vực này đang đòi hỏi lượng nhiên liệu lớn hơn bao giờ hết để bù đắp cho những tác động của biến đổi khí hậu. 

Theo ông Raul Villacres từ công ty tư vấn thương mại chuối Pulso Bananero, ở Guayaquil, sản lượng chuối của Ecuador giảm 7% so với năm ngoái, một phần do chi phí dầu diesel và xăng tăng. Ngành đánh bắt cá ở Colombia cũng bị ảnh hưởng bởi thực trạng này, nơi người dân được hưởng một số giá nhiên liệu rẻ nhất trên thế giới. Tuy nhiên, việc Bộ Năng lượng và khai thác công bố mức giá quy định mới vào đầu tháng 7 đã gây ra một làn sóng chấn động trên toàn quốc.

Cuộc biểu tình do giá xăng và chi phí sinh hoạt tăng tại Ecuador. Nguồn: CNN

Hai lần một tuần, ngư dân Jimmy Murillo ra khơi từ thành phố cảng Buenaventura, trên bờ biển Thái Bình Dương của Colombia. Anh ấy dành trung bình 2-3 ngày trên biển trước khi quay lại. Thế nhưng gần đây, các chuyến đi đã dài hơn, vì lượng cá giảm và ngư dân phải tiến ra xa khơi để tìm con mồi ngon hơn. Trớ trêu thay, một trong những lý do khiến sản lượng đánh bắt giảm là do biến đổi khí hậu. Và những ngư dân như anh Murillo phải sử dụng nhiều nhiên liệu hơn để giảm thiểu tác động của nó. 

"Vào tháng Một, nhiên liệu cho tàu thuyền của chúng tôi có giá 8.000 peso (1,96 USD) một galông, còn bây giờ là hơn 9.800 peso (2,70 USD). Mỗi tuần, giá lại tăng thêm một chút và chính phủ không có sự trợ giúp gì", anh Murillo nói với CNN.

Cô Nicole Muñoz từ Albacora, một cơ sở đánh bắt cá bền vững với quy mô nhỏ ở Bogota chuyển khoảng 400 kg cá từ bờ biển Colombia đến thủ đô mỗi tuần, cho biết xăng là chìa khóa cho toàn bộ mô hình kinh doanh của cô.

"Chúng tôi sử dụng nhiên liệu cho tàu đánh cá, cho việc chuyển sản phẩm từ bờ biển đến sân bay, sau đó là cho máy bay. Toàn bộ hoạt động hậu cần của chúng tôi đều phụ thuộc vào nhiên liệu", cô Muñoz nói.

Trong khi giá cá không tăng nhiều như các ngành thực phẩm khác ở Colombia, như thịt bò và các sản phẩm gia cầm, cô Muñoz tin rằng giá sẽ bắt đầu tăng do tác động của giá nhiên liệu tăng. 

Vào tháng 4, Ngân hàng Thế giới đã xem xét dự đoán tăng trưởng của họ đối với Mỹ Latinh và Caribe trong năm nay xuống 2,3%, giảm 0,4 điểm phần trăm. Đây là do tác động của cuộc chiến ở Ukraine và sự gia tăng toàn cầu của giá trên thế giới. Đồng thời, Ngân hàng ước tính các nước Mỹ Latinh đã mất tương đương 1,7% GDP do thảm họa liên quan đến khí hậu trong hai mươi năm qua, và dự đoán nền nông nghiệp của Mỹ Latinh sẽ bị ảnh hưởng bởi khi hậu ngày càng ấm lên.

Khi cuộc sống hàng ngày trở nên đắt đỏ hơn, liệu sự giận dữ ở Panama, Ecuador và Argentina có thể lan sang Colombia và các nước khác trong khu vực hay không?

Ông Guzman thuộc đội Phân tích Rủi ro Colombia nói: “Đây không phải là vấn đề nếu, mà là khi nào”. Ông lập luận rằng các chính phủ trong khu vực sẽ không thể có đủ tiền để giảm thiểu chi phí sinh hoạt đang tăng cao và ổn định cuộc sống cho người dân của.

"Khi túi tiền bị thắt chặt, người dân sẽ trở nên mất kiên nhẫn. Không phải vì bất cứ điều gì mà chính phủ làm, mà bởi vì các quốc gia này không có khả năng tăng chi tiêu cho xã hội."

Cụ thể, Tổng thống Ecuador Guillermo Lasso đã bị các cuộc biểu tình buộc phải giới hạn giá xăng ở mức 2,40 USD/galông - một quyết định sẽ khiến nước này mất thêm 3 tỷ USD vào cuối năm, theo Bộ trưởng Tài chính Simon Cueva.

Tại Argentina, Bộ trưởng Bộ tài chính đã buộc phải từ chức vì lạm phát quá cao. Một người giao đồ ăn tại Buenos Aires đã chia sẻ rằng cho đến thời điểm hiện tại của năm nay, mọi thứ đã tốn kém hơn nhiều so với những năm đầu của đại dịch.

Huyền Anh (theo CNN)