Tài chính - Ngân hàng

Giá vàng hôm nay 29/4: Vàng trong nước bật tăng, bỏ xa giá vàng thế giới

Cả vàng SJC và vàng 9999 trong nước cùng tăng giá. Trong khi đó, giá vàng thế giới lại giảm 0,6 USD/ounce so với phiên liền trước.

Giá vàng trong nước hôm nay 29/4

Giá vàng SJC hôm nay 29/4 của tập đoàn Doji tại thị trường Hà Nội tăng nhẹ lên 47,90 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,30 triệu đồng/lượng (bán ra).

Giá vàng SJC hôm nay 29/4 của công ty tập đoàn vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC thị trường TP.HCM tăng nhẹ chiều mua vào lên 47,95 triệu đồng/lượng nhưng giảm 250.000 đồng chiều bán ra còn 48,60 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC và vàng 9999 hôm nay 29/4 đã tăng mạnh

Trong khi đó, tại thị trường Hà Nội, giá vàng SJC của doanh nghiệp này tăng 200.000 đồng, niêm yết mức 47,95 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,62 triệu đồng/lượng (bán ra).

Giá vàng 9999 hôm nay 29/4 của công ty tập đoàn vàng bạc đá quý Sài Gòn tại thị trường TP.HCM tăng lên 4.620.000 đồng một chỉ (mua vào) và 4.700.000 đồng một chỉ (bán ra).

Giá vàng ta hôm nay 29/4 niêm yết chiều mua vào 4.610.000 đồng một chỉ, bán ra 4.690.000 đồng một chỉ.

Giá vàng thế giới hôm nay 29/4

Thị trường kim loại quý thế giới đang trải qua những phiên biến động mạnh khi biên độ dao động mỗi phiên lên tới 30 USD/ounce trong vài giờ. Tuy vẫn giữ xu hướng đi xuống, giá vàng trong phiên đã thu hẹp đà giảm.

Vàng giao ngay trên sàn Kitco hiện ở mức 1.711,6 USD/ounce, giảm 0,6 USD/ounce so với phiên liền trước. Trước đó, có thời điểm giá vàng tại đây đã giảm về mốc 1.690 USD/ounce (tương đương giảm hơn 20 USD).

Tương tự, vàng giao ngay trên sàn New York (Mỹ) cũng đóng cửa phiên đêm qua với mức giảm 0,7 USD, hiện phổ biến ở mức 1.711,5 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 6 giảm 0,12%, xuống 1.720,1 USD.

Giá vàng thế giới giảm xuống mức thấp nhất một tuần khi các nhà đầu tư có xu hướng chốt lời trước bối cảnh một số quốc gia có kế hoạch nới lỏng các lệnh hạn chế để sản xuất tiêu dùng trở lại.

Giới đầu tư cũng đang có xu hướng chờ kết quả từ buổi công bố GDP quý I của Mỹ cũng như cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang dự kiến diễn ra trong tuần này. Ngoài ra, cuộc họp quyết định mức lãi suất mới của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng sẽ diễn ra vào thứ năm tới.

Áp lực khiến kim loại quý giảm cũng đến từ việc chứng khoán tăng trưởng trở lại ở nhiều thị trường trên thế giới. Dòng tiền đổ vào chứng khoán đã làm giảm sức hấp dẫn của vàng và khiến giá đi xuống.

Vàng chịu áp lực giảm trong ngắn hạn còn mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa vàng và chứng khoán đã trở lại. Dòng tiền đổ vào chứng khoán đã làm giảm sức hấp dẫn của vàng và khiến giá của kim loại này đi xuống.

Trong vài phiên gần đây, nhiều TTCK trên thế giới, trong đó có Mỹ có xu hướng đi lên sau khi các quốc gia đưa ra kế hoạch mở cửa (dần dần) trở lại nền kinh tế sau giai đoạn đóng cửa chống dịch Covid-19.

Dù vậy, đây chỉ là ngắn hạn. Cuộc chiến chống lại triển vọng suy thoái toàn cầu sẽ buộc các chính phủ trên thế giới đã, đang và sẽ phải bơm những khoản tiền khổng lồ, phần lớn trong số đó được phát hành bởi các ngân hàng trung ương để vực dậy nền kinh tế. Vàng trong tương lai được xem là một loại tài sản an toàn trong môi trường khủng hoảng.