Thế giới

Facebook hỗ trợ "đòi nợ thay" các doanh nghiệp mùa Covid

Nếu không có chương trình hỗ trợ của Facebook, các doanh nghiệp này sẽ phải đợi hàng tuần, thậm chí là hàng tháng, để nhận được thanh toán từ khách hàng. 

Vào tháng 9 mới đây, Facebook đã cam kết chi 100 triệu USD cho chương trình mua hóa đơn chưa thanh toán để mang lại lợi ích cho khoảng 30.000 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thuộc diện được hỗ trợ là doanh nghiệp nhỏ, do phụ nữ hoặc nhóm người thiểu số sở hữu. Tương đương trung bình 3.333 USD mỗi doanh nghiệp.

Đây là một phần trong những nỗ lực của Facebook nhằm san sẻ khó khăn kinh tế mà các doanh nghiệp đang đối mặt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới.

Các doanh nghiệp quan tâm có thể bắt đầu đăng ký tham gia chương trình hỗ trợ này từ ngày 1/10/ 2021.

Kế hoạch hỗ trợ

Chương trình mới về cơ bản là “gã khổng lồ truyền thông xã hội” sẽ tự biến mình thành “người đòi nợ thay” các doanh nghiệp, tất nhiên là với một khoản thu phí nhỏ.

Sáng kiến này có tên “​​Facebook Invoice Fast Track”. Các doanh nghiệp có thể gửi hóa đơn chưa thanh toán tối thiểu 1.000 USD. Sau khi được chấp nhận, Facebook sẽ mua và thanh toán hóa đơn này cho doanh nghiệp trong vòng vài ngày. Sau đó, khi đến hạn, khách hàng sẽ thanh toán các hóa đơn cho Facebook theo các điều khoản tương tự mà họ cam kết với doanh nghiệp trước đó.

Nếu không có chương trình hỗ trợ của Facebook, các doanh nghiệp này sẽ phải đợi hàng tuần, thậm chí là hàng tháng, để nhận được thanh toán từ khách hàng. 

Facebook trợ cấp cho các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn trong mùa dịch. ẢNH: AFP.

Facebook giải thích trong một thông báo “Chương trình cung cấp tiền mặt ngay lập tức với chi phí phù hợp để thanh toán các khoản mà khách hàng nợ doanh nghiệp”, doanh nghiệp chỉ phải trích "khoản phí thấp" trị giá 1% hóa đơn.

Đối tượng thuộc diện hỗ trợ của chương trình sẽ tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp "được sở hữu, điều hành và kiểm soát bởi người dân tộc thiểu số, phụ nữ, cựu chiến binh quân đội Mỹ, nhóm LGBT, hoặc người  khuyết tật."

Nguyên nhân hỗ trợ

Giải thích về quyết định này, Facebook cho biết: “chúng tôi thấu hiểu những khó khăn về tài chính mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt do sự bùng phát phức tạp của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Chúng tôi triển khai chương trình trị giá 100 triệu USD để giúp đỡ mọi người vượt qua khoảng thời gian đầy thử thách.”

Rich Rao, Phó chủ tịch mảng kinh doanh của Facebook phát biểu "Ý tưởng của chương trình tạo ra rất nhanh chóng đã thuyết phục được vị giám đốc tài chính của chúng tôi.”

Theo, Facebook Sheryl Sandberg, Giám đốc điều hành (COO) của Facebook, trong một phát biểu năm 2020: “Chúng ta được chứng kiến những tấm gương truyền cảm hứng từ câu chuyện các tổ chức và cá nhân giúp đỡ nhau. Người dân toàn cầu đang nỗ lực đối phó với thách thức lớn lao và Facebook cũng muốn thực hiện nhiệm vụ của mình”.

Vị lãnh đạo cho biết thêm: "Đối với Facebook, các doanh nghiệp nhỏ là trái tim của cộng đồng, và những người điều hành các doanh nghiệp này bị tác động nghiêm trọng bởi khủng hoảng do dịch Covid-19. Cuộc khủng hoảng càng kéo dài, rủi ro đối với các doanh nghiệp nhỏ và sinh kế của người chủ cũng như nhân viên càng lớn.” 

Giám đốc điều hành Facebook, Sheryl Sandberg, phát biểu trong phiên họp của Facebook tại Cannes Lions, Pháp, 19/6/2019. ẢNH: CNBC. 

Chương trình được đánh giá là nỗ lực mới nhất của Facebook nhằm tăng cường mối quan thân thiết lâu dài với các doanh nghiệp nhỏ. Bởi nhiều trong số họ là khách hàng sử dụng mạng xã hội này để đăng quảng cáo và marketing.

Công ty ước tính chương trình sẽ tạo ra doanh thu khoảng 86 tỷ USD từ khoản phụ phí trích từ hóa đơn. Trong khi đó, khoảng thời gian chờ đợi đến khi khách hàng thanh toán không phải là mối quan tâm đáng kể đối với Facebook.

Trước đó, Facebook cùng các tập đoàn công nghệ Microsoft Corp, Google và Twitter cho biết họ đang bắt tay hợp tác để ngăn chặn các thông tin sai lệch liên quan tới dịch Covid-19 lan truyền trên nền tảng của mình.

Như vậy, những tác động sâu sắc của đại dịch Covid-19 lên kinh tế và xã hội hiện nay là quá lớn để “các ông lớn công nghệ” không thể “ngó lơ” việc san sẻ và hỗ trợ cộng đồng cùng vượt qua.

Phạm Thu Thanh (theo CNBC)