Sức khỏe

F0 trằn trọc khó ngủ chuyên gia chi ra mẹo hay ngủ ngay "tức khắc"

Nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19 sau khi khỏi bệnh liên tục bị mất ngủ. Dưới đây là những cách cải thiện mất ngủ hậu Covid-19 mà không lo tốn tiền.

Thiết lập đồng hồ sinh học một cách khoa học

Chăm sóc giấc ngủ và phòng chống mất ngủ là việc rất quan trọng, góp phần nâng cao sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của chúng ta trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.

Cách tốt nhất để có được giấc ngủ ngon trong giai đoạn dịch bệnh này là chủ động điều chỉnh lại lối sống mà đã bị thay đổi do đại dịch:

Chúng ta cần thiết lập lại đồng hồ sinh học, nên ngủ đủ 6-8 giờ mỗi đêm và cố gắng đi ngủ (tốt nhất là trước 23h) và thức dậy vào cùng giờ giấc như nhau trong tất cả các ngày trong tuần.

Nhiều bệnh nhân Covid-19 thường hay mất ngủ. Ảnh minh họa.

Theo Ths.BS Nguyễn Quang Hòa, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Phổi Trung ương chia sẻ trên Vietnamnet cách giảm mất ngủ khi khi mắc Covid-19.

Buổi chiều: Không uống cà phê, rượu, trà; tránh ăn quá no hoặc tập thể dục nặng trong vòng 2h trước khi đi ngủ.

Trước khi đi ngủ: Tạo thói quen trước khi ngủ như giảm ánh sáng, điều chỉnh nhiệt độ và tiếng ồn; thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc...

Thời gian ngủ: Duy trì thời gian đi ngủ và thức dậy đều đặn; phòng ngủ bỏ hết các loại có màn hình ra khỏi phòng ngủ (TV, điện thoại, Ipad...)

Trong khi ngủ: Đừng chăm chăn nhìn đồng hồ; nếu thức quá 20 phút, bạn hãy ra khỏi giường và quay lại giường khi buồn ngủ, đừng nằm trên giường. Bạn đừng lo lắng về giấc ngủ, càng lo thì càng mất ngủ.

Bác sĩ Nguyễn Quang Hòa cũng đưa ra các vấn đề cần lưu ý:

Ngủ và dậy đúng giờ, kể cả ngày nghỉ

Để 1 cuốn sổ cạnh giường, ghi lại những điều bạn nghĩ đến; điều này giúp bạn ngừng nghĩ đến nó và ngủ tiếp.

Phòng ngủ nên để nhiệt độ lạnh hơn là để nóng.

Chúng ta nên tránh để bụng đói, khát khi đi ngủ.

Chữa mất ngủ do Covid-19 theo y học cổ truyền

Khi mắc Covid-19 chúng ta không nên lo lắng, sợ hãi mà cần phải giữ vững tinh thần thoải mái nhất. Ảnh minh họa.

Báo Lao Động trích đăng bài viết của Tiến sĩ - Lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu Phát triển Y dược cổ truyền Việt Nam trong việc hỗ trợ phòng và điều trị mất ngủ từ y học cổ truyền.

Theo y học cổ truyền, mất ngủ thuộc phạm vì chứng “thất miên”. Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ. Tùy theo từng thể bệnh mà có những nguyên nhân khác nhau.

Theo đó, sử dụng một số món ăn bài thuốc có tác dụng an thần, giúp phòng chống mất ngủ như:

Thảo quyết minh sao đen: sắc uống hoặc hãm trà uống hằng ngày.

Tâm sen sao vàng, mỗi ngày 15g sắc nước uống trong ngày.

Trà hoa nhài: Hãm nước uống hằng ngày.

Hoa hiên, đường phèn: Sắc nước uống trước khi đi ngủ.

Chè long nhãn, hạt sen.

Lá vông: Mỗi ngày một nắm đun nước uống hoặc nấu canh ăn.

Hoa thiên lý: Nấu canh ăn hằng ngày…

Cách chữa mất ngủ do Covid-19 bằng xoa bóp

Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM Cơ sở 3 chia sẻ với Vnexpress biện pháp dễ ngủ hơn bằng cách xoa bóp.

Xoa đầu, mặt, cổ, gáy: Ngồi tư thế hoa sen, thở tự nhiên. Hai lòng bàn tay úp vào nhau và xát chúng cho mạnh và nhanh để hai bàn tay thật nóng trước khi xoa. Đầu ngửa về sau, hai tay đặt dưới cằm áp vào mặt, xoa mặt từ dưới lên đến đỉnh đầu, đồng thời dần dần cúi đầu về phía trước. Hai tay xoa từ đỉnh xuống vùng chẩm, rồi xoa hai bên cổ, áp vào cằm đầu ngửa hẳn về phía sau. Tiếp tục xoa lại như trước từ 10-20 lần.

Bác sĩ Vũ mô phỏng các động tác xoa đầu, mặt, cổ, gáy. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.

Xoa bàn chân: Với tư thế này, người bệnh có thể ngồi thòng chân hoặc ngồi thẳng chân, thở tự nhiên. Xoa chân hai ngày mỗi lần, mỗi lần từ 50-60 cái giúp bàn chân ấm, dễ ngủ hơn. Người bệnh có thể xoa hai lòng bàn chân, mu bàn chân hoặc phía trong bàn chân với nhau.

Ngoài ra, người bệnh có thể xoa bóp, bấm huyệt vùng đầu kết hợp vùng cổ gáy, hai vai, lưng hoặc tay chân tùy trường hợp dưới sự thực hiện của các bác sĩ đông y. Bác sĩ Vũ cho biết, thông thường một liệu trình từ 15-30 ngày, tùy theo mức độ và diễn biến của bệnh có thể điều trị nhiều liệu trình. Theo bác sĩ Vũ, xoa bóp bấm huyệt giúp làm giảm nồng độ cortisol (một loại hormone gây căng thẳng) và tăng serotonin, dopamine (hormone hạnh phúc) và chất dẫn truyền thần kinh giúp ổn định tâm trạng, kiểm soát cơn đau.

Động tác xoa phía ngoài bàn chân: Mu bàn chân phải chà xát lên mu bàn chân trái khoảng 10-20 lần rồi đổi bên lặp lại. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.

Bác sĩ lưu ý trường hợp dù đã điều chỉnh, thực hiện các phương pháp tâm lý liệu pháp, tự xoa bóp bấm huyệt và xoa bóp bấm huyệt như trên mà vẫn mất ngủ, ngủ không ngon giấc, người bệnh nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa để có sự đánh giá và điều chỉnh giấc ngủ phù hợp.

Trúc Chi (t/h)