Sự kiện

Đồng Nai: Đưa ra các giải pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

Dịch sốt xuất huyết đang gia tăng mạnh gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm 2018 nên đây là vấn đề khá quan ngại với ngành y tế Đồng Nai.

Giữa “bão dịch” sốt xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng quá phức tạp thì ngày 30/7, ngành Y tế Đồng Nai tổ chức họp khẩn nhằm đưa ra các giải pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Dịch sốt tại Đồng Nai đang diễn biến phức tap

Theo đó, từ thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, từ đầu năm 2019 đến ngày 29/7, toàn tỉnh Đồng Nai ghi nhận hơn 8.100 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 2,8 lần so với cùng kỳ năm 2018. 

Đặc biệt trong 5 tuần gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết đặc biệt tăng cao và diễn biến vô cùng phức tạp.

Ông Bạch Thái Bình, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết, do ảnh hưởng của đuôi dịch bệnh từ cuối năm 2018, nên số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao theo chu kỳ.

Ông Võ Phi Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) cho biết, do đặc thù địa phương có nhiều khu công nghiệp nên có nhiều nhà trọ và nhiều người lao động sinh sống. Việc nhiều nhà trọ xây dựng tạm bợ, không chú trọng phòng chống dịch dẫn đến việc dịch bệnh phát triển, lây lan mạnh.

Trước tình hình này, ông Huỳnh Cao Hải, Phó Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai cho biết, Đồng Nai đang thí điểm mô hình sử dụng nhân lực của các đoàn thể, tổ chức để phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố Long Khánh. Mô hình này dù mới thí điểm nhưng phát huy hiệu quả tốt, ngành Y tế Đồng Nai đang xem xét nhân rộng các hoạt động này để nâng cao chất lượng các hoạt động phòng chống dịch bệnh.

“Từ đầu năm đến nay, các chỉ số mật độ côn trùng trên địa bàn tỉnh đều tăng cao so với cùng kỳ và vượt ngưỡng cảnh báo dịch bệnh. Do đó, những tháng cuối năm là các tháng cao điểm của dịch bệnh, không chỉ riêng ngành Y tế, mà các đoàn thể, quần chúng nhân dân phải cùng vào cuộc, thực hiện hiệu quả 5 nhóm giải pháp để phòng trừ bệnh sốt xuất huyết gồm lật úp các dụng cụ chứa nước, không tạo môi trường cho côn trùng truyền bệnh phát triển; xử lý vệ sinh môi trường xung quanh; tăng cường phối hợp liên ngành; đẩy mạnh công tác truyền thông; vận động người dân ngủ mùng, mặc quần áo dài tay tránh muỗi đốt, khi có sốt phải tới ngay cơ sở y tế điều trị.