Tiêu điểm thế giới

Đòn mạnh tay với thương vụ S-400 đẩy Thổ Nhĩ Kỳ xích lại Nga và khiến Mỹ gặp khó

Cuộc khủng hoảng chính trị bắt nguồn từ hợp đồng của Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga đã tàn phá mối quan hệ giữa Ankara và Washington.

Theo Ahvalnews, cuộc khủng hoảng chính trị bắt nguồn từ hợp đồng của Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga đã tàn phá mối quan hệ giữa Ankara và Washington. Và theo đánh giá của cây viết Enea Gjoza trên tạp chí National Interest, mọi thứ sắp tới đây có thể còn tồi tệ hơn nhiều.

Việc Mỹ trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga có thể phá hủy vĩnh viễn mối quan hệ với đồng minh NATO này và đẩy Ankara tiến gần tới Moscow hơn.

Để trừng phạt việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400, Washington đã rút Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình sản xuất máy bay F-35 của Mỹ. Hiện, Quốc hội Mỹ đang hối thúc Nhà Trắng tiến hành trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ bởi Tổng thống Donald Trump đã trì hoãn lệnh trừng phạt trong hy vọng đạt được thỏa thuận.

Cuộc khủng hoảng chính trị bắt nguồn từ hợp đồng của Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga đã tàn phá mối quan hệ giữa Ankara và Washington.

“Các lệnh trừng phạt hiếm khi có hiệu lực khi các lợi ích cốt lõi quốc gia của mục tiêu bị đe đọa. Thay vì đó, các lệnh trừng phạt thường gây tổn hại các mối quan hệ và khiến cho “đối thủ” gia tăng đáp trả”, nhà nghiên cứu Enea Gjoza viết trên tờ National Interest.

Các quan chức Mỹ và NATO xem S-400 là mối đe dọa an ninh vì có thể giúp Nga tìm ra được công nghệ của F-35 cũng như phá hoại sự hợp tác quân sự của liên minh này. Washington đã gia tăng áp lực lên Thổ Nhĩ Kỳ với mục tiêu Ankara sẽ hủy bỏ hợp đồng mua vũ khí Nga qua việc liên tục de dọa trừng phạt.

Đồng nội tệ của Thổ Nhĩ Kỳ giảm giá trong những năm qua, một phần do lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ. Tuy nhiên, Ankara cũng giành được nhiều lợi ích khi quyết mua vũ khí Nga bởi S-400 đáp ứng được yêu cầu quan trọng: S-400 rẻ hơn hệ thống Patriot của Mỹ.      

“Những biện pháp trừng phạt thường phá hoại mục tiêu quốc gia và khiến cho giải pháp ngoại giao trở nên khó khăn hơn", chuyên gia cho biết đồng thời dẫn ra trường hợp các lệnh trừng phạt Triều Tiên, Cuba là ví dụ rõ rệt trong việc đóng băng quan hệ ngoại giao.

"Loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35 là phản ứng thích hợp đối với việc bán S-400, nhưng nhắm mục tiêu trừng phạt nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ chỉ vì mua vũ khí quân sự là điều không nên", ông Gjoza nói.

Áp cấm vận nhiều khả năng còn kích động thù địch và trả đũa, trong khi càng đẩy Ankara tiến lại gần Nga hoặc các nước đối địch với Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ mới đây ám chỉ một phản ứng có thể bao gồm tước quyền tiếp cận của Mỹ với căn cứ không quân Incirlik hoặc mở một cuộc tấn công vào người Kurd đồng minh của Mỹ ở Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ có thể không đủ khả năng chịu được trừng phạt mới. Đồng Lira của nước này đã giảm giá trị tới 40% trong vòng 2 năm qua; nền kinh tế đã suy yếu; và một giai đoạn suy thoái kéo dài dường như đang chờ ở phía trước.

Các cấm vận trước đó của Mỹ liên quan vụ mục sư Andrew Brunson dù rất khiêm tốn đã chứng tỏ nguy hiểm cho nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara cũng đang bị Liên minh châu Âu (EU) trừng phạt vì tranh cãi về quyền năng lượng ở đảo Cyprus.

Xem thêm >> Bán "cả cặp" S-400 lẫn Su-35: Vì sao Nga "trúng" lớn nhưng Thổ Nhĩ Kỳ lại "rơi xuống vực sâu"?