Sự kiện

Dở cười, dở khóc khi có tên "nửa nạc nửa mỡ"

Ở Việt Nam có những cái tên vừa độc vừa lạ, gây ấn tượng sâu sắc đến nỗi dân cư mạng băn khoăn không hiểu vì lí do gì bố mẹ lại đặt cho con họ tên đặc biệt đến thế.

Hiện nay có không ít những bậc phụ huynh dù chưa một lần sinh sống ở nước ngoài nhưng lại muốn tên con mình gắn với những cái tên ngoại "nửa tây nửa ta" khiến không ít người lần đầu nghe thấy cũng phải lắc đầu.

Trên thực tế đã có nhiều ông bố, bà mẹ mặc dù một chữ “bẻ đôi” tiếng Anh không biết, nhưng cũng thích đặt cho con những cái tên sính ngoại như vậy, đơn giản với một số người họ thần tượng một nhân vật nổi tiếng nào đó của nước ngoài. Thậm chí, nhiều gia đình chọn tên nước ngoài đặt cho con với mục đích sau này cho con du học, làm việc và định cư ở nước ngoài luôn.

Thật ra, tên nước ngoài kèm theo họ Việt xưa nay không phải là ít. Tuy nhiên nhiều chủ nhân của những cái tên độc lạ này gặp không ít những chuyện dở khóc dở cười trong cuộc sống xoay quanh chính cái tên của mình.

Dưới đây là một số tên “nửa nạc nửa mỡ” khiến cộng đồng mạng không nhịn được cười.

 

Bắt đầu từ ngày 16/7/2020, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.

Đây là một trong những điểm mới của Thông tư số 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch năm 2015 và Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

So với Thông tư 15/2015/TT-BTP, Thông tư 04 có bổ sung thêm nhiều nội dung mới đáng chú ý. Một trong số đó phải kể đến việc bổ sung hướng dẫn về nội dung khai sinh.

Cụ thể, việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.

Trong khi đó, tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự, việc đặt tên chỉ bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các quyên tắc cơ bản của pháp luật.

Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

Như vậy, theo quy định mới này, việc đặt tên quá dài, khó sử dụng cũng là một trong những trường hợp bị cấm.

T.C (tổng hợp)