Cộng đồng mạng

Đồ ăn thừa của Vua sẽ đi đâu?

Hàng chục món ăn thừa trên bàn tiệc của Vua đi đâu trong khi thái giám hay cung nữ hầu hạ không dám ăn lại.

Tại Trung Hoa vào thời cổ đại, Hoàng đế là người nắm giữ địa vị chí cao vô thượng. Cũng bởi vậy mà mọi phương diện sinh hoạt hàng ngày của họ đều được chăm lo vô cùng cẩn thận – nhất là trên phương diện ăn uống.

Sơn hào hải vĩ, mĩ thực nhân gian đều tập trung trên bàn tiệc 200 món của Hoàng đế. Gạo nấu cơm cho hoàng đế được giã từ loại lúa đặc biệt, có 3 màu vàng, trắng, tía, hoặc dùng loại gạo tiến vua. Ngoài ra các địa phương mỗi năm còn theo quy định mà dâng các loại nai, đuôi hươu, gân hươu, tay gấu, heo rừng, xương hổ, yến sào, vi cá, hải sâm…

 

Thế nhưng, chuyện ăn cơm của nhà vua vốn chẳng hề có được sự tự do như vậy.

Theo đó, để tránh bị kẻ khác đầu độc, Hoàng đế không được phép ăn quá 3 miếng cho mỗi món.

Điều này lại khiến hậu thế không khỏi nảy sinh thắc mắc: Mỗi bữa ăn của các vị vua thời xưa đều có không ít món, trong khi đó mỗi món lại chỉ ăn không quá ba gắp, vậy lượng thức ăn thừa không nhỏ sau mỗi bữa sẽ được xử lý như thế nào?

Tuy nhiên, không phải ngày nào các đại thần cũng có mặt để hầu hạ cơm nước cho Hoàng đế. Bởi vậy, lượng thức ăn thừa mỗi ngày một nhiều, hơn nữa số thức ăn này rất ít khi bị đổ bỏ, bởi Hoàng đế hay Thái hậu đa số đều coi trọng việc tiết kiệm.

Trong lúc hoàng thượng dùng bữa, ngoài những cận thần thân tín bên cạnh tất cả mọi người đều đứng cách đó rất xa.

Ví dụ như những đại thần được "sủng ái", khi hoàng thượng ăn không hết mà tâm trạng vui vẻ thì những thức ăn thừa đó sẽ được phân phát cho các đại thần, phi tần, người hầu phục vụ trong bữa ăn đó.

Những người được thưởng đồ ăn thừa sẽ phải đứng để ăn hết những đồ ăn đó, dẫu là đang no hay đói nhưng đều phải ăn và phải khen bữa ăn tuyệt vời với những món ăn ngon. Nếu ai không ăn hay ăn mà chê thì sẽ bị trừng phạt.

Những đối tượng được ban thưởng các món sơn hào hải vị trong bữa cơm của nhà vua chủ yếu là phi tử hoặc đại thần.

Riêng việc ban món ăn cho đại thần lại là một hành động mang nhiều tầng ý nghĩa.

Lễ nghi cao nhất trong việc mời cơm chính là mời đối phương tới nhà mình ăn cơm. Mà việc Hoàng đế đem món ăn mình dùng ban thưởng cho các đại thần dưới trướng lại được xem là một ân huệ vô cùng lớn.

 

Do đó, có thể phần nào khẳng định rằng, việc ban thưởng đồ ăn cho quan viên thực chất lại là hành động ẩn chứa nhiều dụng ý.

Có lẽ không ít các vị Hoàng đế thời xưa đều không hề biết tới phương thức xử lý thức ăn thừa vô cùng đặc biệt này.

Trên thực tế, nếu những món ăn kia không được ban thưởng đích danh cho người nào, chúng sẽ trở thành mục tiêu tranh giành của các cung nữ, thái giám trong hoàng cung. Nhưng họ lại không dám ăn bởi nếu chạm đũa vào món ăn Hoàng đế dùng sẽ bị coi là khi quân phạm thượng.

Thế nên, thái giám hay cung nữ thường lấy trộm món ăn của vua để lén bán ra các tửu lầu.

Mục đích của việc tranh đoạt các món ăn nói trên là để mưu lợi cho bản thân.

Theo đó, những thái giám, cung nữ này sẽ lén lút cất giấu các món ăn thừa của nhà vua rồi âm thầm mang ra bên ngoài cung để bán cho các tửu điếm lớn.

Trên thực tế, Hoàng đế mỗi bữa cũng chỉ ăn vài miếng, có món gần như còn không đụng đũa, nên người bình thường căn bản đều không nhìn ra được đó là cơm thừa.

Hơn nữa trù nghệ của các đầu bếp trong hoàng cung vốn ít ai có thể so bì. Vì vậy nên những món ăn ấy thường được rao bán ở bên ngoài với giá rất cao.

Hành động ấy trót lọt thì sẽ êm xuôi qua ngày, còn nếu bị phát hiện thì cuộc sống của người ấy coi như chấm hết.

Nguyên Anh