Cộng đồng mạng

Điều kì diệu từ hạt chà là 2.000 năm tuổi

"Đây là khám phá tuyệt vời, qua đó cho chúng ta biết thêm về thời gian mà hạt giống có thể sống".

Một hạy giống 2.000 năm "chết lâm sàng" liệu có thể hồi sinh?

TS Robin Allaby, nhà di truyền học thuộc Đại học Warwick (Anh), hân hoan nói với tạp chí Science rằng: "Đây là khám phá tuyệt vời, qua đó cho chúng ta biết thêm về thời gian mà hạt giống có thể sống".

Trước đó, một các nhà khoa học đã trồng thành công những hạt chà là có tuổi đời đến 2.000 năm được tìm thấy xung quanh pháo đài Masada (Israel), một công trình nhìn ra biển Chết, xây dựng vào đời vua Herod, khoảng năm 37 TCN đến năm 4 TCN.

Các hạt chà là cổ được tìm thấy ở gần biển Chết.

Ngoài ra, nhóm còn khai quật và thu nhặt thêm một số hạt giống khác lấy từ những hang động từng dùng làm nhà kho quanh biển Chết.

Các nhà khoa học đã tiến hành ngâm chúng trong nước nóng và cho chúng "ăn" một vài chất dinh dưỡng, sau đó nuôi ở điều kiện đất vô trùng.

Điều kì diệu là 6/34 hạt đã nảy mầm phát triển bình thường!

Thành quả bất ngờ các nhà khoa học thu hoạch được từ các hạt cây chà là có niên đại 2.000 năm tuổi. 

Để xác định chúng đúng là các hạt chà là ngàn năm, các nhà khoa học đã tiến hành định tuổi carbon bằng các mảnh vỏ hạt giống sau khi cây con đâm chồi.

Số liệu cho thấy, các hạt giống trên 100% xuất xứ từ thời xa xưa với niên đại trong khoảng 2.200 đến 1.800 năm.

Các hạt chà là ngàn năm có kích thước to hơn 30% so với các hạt chà là "con cháu" về sau.

Cây chà là hiện đại ở Trung Đông.

Điều này giúp các nhà khoa học hình dung rằng, trong quá khứ kích thước chà là rất lớn nhưng theo thời gian người dân cổ đại đã có biện pháp đặc biệt làm chúng nhỏ đi để phù hợp hơn.

TS Frédérique Aberlenc, Viện Phát triển bền vững quốc gia Pháp, cho biết nhóm sẽ tìm cách thụ phấn cho những cây chà là "cổ" này với mục đích xem quả của chúng khác gì ngày nay.

Theo Science, nghiên cứu cũng giúp gợi mở phần nào về cơ chế tự bảo tồn ADN qua nhiều thế kỷ của chà là. Tiến sĩ Sallon cho rằng, đây vẫn còn là một bí ẩn, đi ngược lại những kiến thức về bảo quản ADN mà cô đang nghiên cứu.

Cô cho biết thêm, có thể do những hạt này "nằm" trong 2.000 năm qua ở vị trí có độ cao thấp, môi trường nóng, khô, kết hợp với kích thước lớn bất thường của hạt đã giúp giữ phôi trong rất nhiều năm.

Chà là có nguồn gốc châu Phi, đông nam châu Âu (Crete) và miền nam châu Á (từ Thổ Nhĩ Kỳ về phía đông tới miền nam Trung Quốc và Malaysia).

Chà là có rất nhiều loại, chà là Canary, chà là biển, chà là Senegal, chà là lùn, chà là Cliff, chà là Ấn Độ, chà là Tunisian.

Không chỉ giàu chất xơ thiên nhiên, chà là còn là một nguồn vitamin A, B, K, khoáng tố vi lượng, chất béo. Chà là chống táo bón, rối loạn đường ruột, giảm béo phì, hạn chế các bệnh tim mạch, huyết áp, thừa cholesterol, tiêu chảy.

Các nhà khoa học ở Anh công bố rằng ăn chà là mỗi ngày là rất cần thiết cho một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh.

Minh Anh (Nguồn Science)