Đối thoại

Di sản Hoàng thành Thăng Long phản ánh nhiều giá trị văn hóa

Những kết quả, giá trị sau 20 năm nghiên cứu Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng rõ nét về sự phát triển văn hóa xã hội từ xưa tới nay của Thủ đô.

Sáng nay (8/9), UBND Tp.Hà Nội phối hợp với Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội”.

Buổi lễ dịp để tổng kết những thành tựu nổi bật trong công tác quản lý, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị tại khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội từ 2002 đến nay, đặc biệt giới thiệu kết quả khai quật khảo cổ học hơn 10 năm gần đây, kể từ khi khu di tích được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (2010 đến nay) tại khu vực Chính điện Kính Thiên.

Bên cạnh đó, thông qua các buổi thảo luận để trao đổi, học tập kinh nghiệm của những người làm công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản trong nước và quốc tế; nghiên cứu so sánh trong nước và các nước khu vực Đông Bắc Á trong công tác phục dựng các cung điện.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh.

Phát biểu khai mạc, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội nhấn mạnh quy mô, tầm quan trọng của hội thảo ngày hôm nay và trân trọng chào mừng các nhà khoa học, chuyên gia đã đến tham gia, trao đổi tại sự kiện lần này.

“Hơn 1000 năm trước đất Thăng Long xưa, Hà Nội nay được vua Lý Thái Tổ chọn làm Kinh đô của nước Đại Việt và đặt tên là Thăng long với mong muốn kinh đô ngày càng phồn thịnh. Trong suốt hơn 10 thế kỷ các triều đại phong kiến Việt Nam đã liên tục kế thừa, gây dựng và phát triển.

Với vai trò vị trí là trung tâm văn hoá, chính trị của cả nước. Trải qua bao biến thiến của lịch sử dấu tích Kinh thành Thăng Long được thể hiện qua hệ thống di tích, di vật tại trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội ngày nay. Có thể nói khai thật di tích Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là cuộc khai quật lớn trong các cuộc khai quật ở Việt Nam và Đông Nam Á”, ông Trần Sỹ Thanh đánh giá.

Đây là quần thể di tích mang bề dày lịch sử lâu đời. Cũng là bằng chứng vật chất phản ánh trình độ kỹ thuật cao, chứa đựng các giá trị kiến trúc và nghệ thuật, thể hiện giao thoa văn hoá giữa các nước.

Trước giá trị đó, Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội mong muốn và đề nghị các nhà khoa học, chuyên gia quan tâm, đóng góp những ý tưởng để bảo tồn va phát huy di sản.

Hội thảo được sự quan tâm đông đảo của các nhà nghiên cứu, chuyên gia trong và ngoài nước.

Cũng tại buổi lễ, ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL bày tỏ từ khi tham gia Công ước về Bảo vệ di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới, đến nay Việt nam đã có 8 di sản tiêu biểu được UNESCO ghi danh.

Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của các nước thành viên, Việt Nam đã chủ động nghiên cứu áp dụng những quy định để xây dựng và tổ thức thực hiện quản lý các di sản thế giới. Vì vậy, các di sản thế giới tại Việt Nam được tu bổ, tôn tạo, phục hồi và cơ bản thoát khỏi nguy cơ xuống cấp. Đồng thời, bảo tồn được những giá trị. Từ đó, đóng góp vào những khía cạnh khác nhau trong phát triển kinh tế xã hội, tạo sinh kế cho người dân.

Chú trọng bảo tồn các di tích

Để có cái nhìn khai quát nhất về những kết quả đạt được của cuộc khai quật, ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND Tp.Hà Nỗi đã trình bày báo cáo đề dẫn của nghiên cứu.

Báo cáo đánh giá phát hiện quan trọng trong quá trình nghiên cứu, khai quật của khu di tích đã minh chứng sinh động cho lịch sử Hà Nội và lịch sử Kinh thành Thăng Long khoảng 1300 năm từ các thời kỳ Tiền Thăng Long, qua các thời kỳ Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng, Tây Sơn,… Đặc biệt, những kết quả khai quật, khảo cổ học đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước.

Trước những đánh giá và kiến nghị trong và ngoài nước, từ năm 2006, UBND Tp.Hà Nội chính thức được Chính phủ giao nhiệm vụ lập hồ sơ đề cử di tích Hoàng Thăng Long – Hà Nội là di sản thế giới. Công tác quản lý bảo tồn, nghiên cứu, tôn tạo giá trị di sản được sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam và các bộ ban ngành TW, các nhà khoa học.

Nhiều hiện vật có giá trị được tìm thấy trong quá trình nghiên cứu.

“Thành phố Hà Nội đã nỗ lực thực hiện các sáng kiến về di sản và  phát triển bền vững, đặc biệt là các công tác thực hiện nghiêm túc các khuyến nghị của UNESCO và 8 cam kết của UBND Tp.Hà Nội với UNESCO được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Tinh thần công ước di sản thế giới là công nhận giá trị, ý của nghĩa của các di tích nổi bật, bản chất của sự đa dạng dẫn đường chúng ta hướng tới tương lại, tinh thần này là kim chỉ nan cho công tác bảo tồn, phát triển các di sản thế giới”, ông Chử Xuân Dũng chia sẻ.

Kết quả của hội thảo là cơ sở khoa học đê Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đưa ra các phương án khôi phục và tái hiện các di sản kiến trúc cung điện trong thời gian tới.

Đặc biệt bổ sung tư liệu và tham vấn các giải pháp khoa học, ứng dụng công nghệ trong quá trình thực hiện Đề án nghiên cứu phương án khôi phục không gian điện Kính Thiên và bảo tồn nhà Cục Tác chiến dưới dạng di sản số.

Hoa Trà - Hữu Thắng