Truyền thông

Đi ngoài ra nước không đau bụng do đâu?

Đi ngoài ra nước là tình trạng thường gặp ở bất kỳ độ tuổi, đối tượng nào. Có những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ chỉ trong vòng 1-2 ngày là kết thúc. Nhưng có những trường hợp đi ngoài ra nước không đau bụng kéo dài gây ra nhiều ảnh hưởng cho công việc, đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Trong khuôn khổ bài viết này sẽ cung cấp tới bạn những thông tin bổ ích giúp bạn nhận biết bệnh từ đó chủ động phòng tránh và điều trị bệnh kịp thời.

Khái niệm đi ngoài ra nước không đau bụng?

Đi ngoài ra nước hay còn gọi là tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng, phần lớn dẫn tới tiêu chảy là do rối loạn hệ tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích. Tiêu chảy thường gắn liền với những cơn đau bụng, đi ngoài khó chịu.

Tuy nhiên, có những trường hợp người bệnh bị đi ngoài nhưng không đai bụng, tình trạng này chính là dấu hiệu của tiêu chảy cấp.

Đi ngoài ra nước không đau bụng (tiêu chảy cấp) là bệnh lý thường gặp của đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm do chế độ ăn uống và vệ sinh không sạch sẽ, đảm bảo.

Đây là tình trạng đại tiện ra phân lỏng hoặc ra nước nhiều lần trong ngày. Bệnh thường kéo dài không quá 14 ngày và không gây nguy hiểm nếu như điều trị bệnh kịp thời, đúng cách.

Những dạng đi ngoài ra nước không đau bụng thường gặp

Với mỗi loại tiêu chảy cấp, tình trạng thường gặp đó là đi ngoài thường xuyên, đi nhiều lần trong ngày, sốt... Việc nhận biết các loại bệnh sẽ giúp bạn điều trị bệnh dễ hơn, hiệu quả hơn. Những dạng đi ngoài ra nước không đau bụng thường gặp mà bạn cần biết đó là:

Tiêu chảy do nhiễm khuẩn, nhiễm độc từ thức ăn

Đi ngoài ra nước thường gặp nhất là ăn phải thức ăn có chứa vi khuẩn có khả năng xâm nhập vào niêm mạc ruột và gây ra bệnh như: Salmonella (S.typhimurium và S.enteritidis).

Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 12-36 giờ sau khi ăn. Bệnh khởi phát đột ngột gây ra các triệu chứng như: sốt, đau bụng vùng thượng vị hoặc vùng quanh rốn, không mót rặn, tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân thối, nhiều nước đôi khi có lẫn dịch nhày, máu, gần giống với phân trong lỵ trực khuẩn.

Trường hợp bệnh mức độ nặng có rối loạn điện giải do mất nhiều nước (môi khô, mắt trũng, khát nước). Nếu không thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời, người bệnh có thể bị tử vong do trụy mạch.

Vì thế, ngay sau khi phát hiện ra bệnh bạn cần nhanh chóng thu xếp tới cơ sở y tế chuyên khoa uy tín ngay để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn và có phương pháp điều trị bệnh phù hợp, hiệu quả nhất.

Ngoài ra, bệnh còn có thể xảy ra khi ăn phải các loại thức ăn có chứa độ tố của vi khuẩn đã hình thành sẵn trong thức ăn và chính những độc tố này gây ra bệnh (độc tố của tụ cầu vàng, Clostridium perfrigens, Clostridium botulinum, bacilluscerus và Vibrio parahaemolyticus).

Triệu chứng lâm sàng đó là tiêu chảy nhiều lần trong ngày, buồn nôn và nôn, sốt... Nếu tình trạng này kéo dài không được điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng mất nước và tử vong.

Tiêu chảy dạng tả

+ Bệnh tả:

Bệnh gả thường do vi khuẩn Vibrio cholerae gây ra. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 5 ngày. Biểu hiện lâm sàng đó là đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lờ lờ như nước vo gạo, không đau bụng, không sốt. Bệnh nếu không được điều trị sớm có thể dẫn tới tử vong.

+ E.coli sinh độc tố ruột:

Bệnh gây tăng tiết dịch và điện giải vào lòng ruột, không gây viêm. Đường dẫn tới bệnh chủ yếu là thức ăn và nước. Thời gian ủ bệnh khoảng 24 – 72 giờ, người bệnh có thể bị sốt nhẹ, đi ngoài ra nước không đau bụng. Mặc dù, đây là bệnh tiêu chảy thể nhẹ nhưng nó có thể kéo dài cho tới 5 tuần.

+ Tiêu chảy với biểu hiện hội chứng lỵ:

Lỵ trực khuẩn: Bệnh do Shigella gây ra với các triệu chứng như: mót rặn, đi ngoài dạng lỏng như nước rửa thịt, sốt.

Escherichia coli (E.coli) gây tiêu chảy xâm nhập với hội chứng lỵ: Triệu chứng thường gặp đó là đau quặn, mót rặn, phân lỏng có máu mũi…

Đi ngoài ra nước không đau bụng do đâu?

Theo các bác sĩ phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi, nguyên nhẫn dẫn tới tình trạng đi ngoài ra nước không đau bụng đó là:

+ Ăn uống:

Chế độ ăn uống thiếu khoa học, không đảm bảo an toàn thực phẩm, đồ ăn bị ôi thiu khiến niêm mạc ruột bị tổn thương gây ra tình trạng đi ngoài ra nước.

+ Nhiễm ký sinh trùng:

Các loại như giun, sán, trùng roi Giardia lamblia thường có trong những món ăn tái, sống hoặc nguồn nước bị ô nhiễm đi theo đường tiêu hóa vào trong cơ thể cũng là tác nhân gây ra tình trạng đi ngoài.

Sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài, làm mất cân bằng lượng vi khuẩn trong đường ruột và gây đi ngoài.

+ Không dung nạp đường lactose:

Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong sữa và các chế phẩm từ sữa rất giàu đường lactose. Trên thực tế, có rất nhiều người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa loại đường này, từ đó dẫn tới tình trạng đi ngoài sau khi sử dụng một số loại sữa.

+ Do nhiễm virus:

Tại các nước phát triển, nguyên nhân này chiếm 80% trong các trường hợp viêm ruột. Bệnh thường gây ra bởi virus: rotavirus, adenovirus, norwark...

+ Do nhiễm các loại vi khuẩn:

Các loại vi khuẩn như vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn thương hàn, E.coli, Vibrio cholera... sẽ tác động trực tiếp và gây ra tình trạng đi ngoài ra nước không đâu bụng. Bệnh thường gặp vào mùa hè tại những nước đang phát triển.

Ngoài ra, đi ngoài còn do sử dụng thuốc nhuận tràng, bệnh đái tháo đường hay bệnh cường giáp...

Triệu chứng của đi ngoài ra nước không đau bụng

Triệu chứng đi ngoài ra nước sẽ biểu hiện ở từng mức độ khác nhau từ phân nát không thành khuôn cho tới phân lỏng nước. Tần suất có thể từ vài lần cho tới vài chục lần mỗi ngày. Nếu tiêu chảy phân nước lỏng đục nhiều, không có biểu hiện sốt, không đau bụng thì bạn cần nghĩ ngay tới nhiễm khuẩn tả.

Đi ngoài nhiều lần thường kèm theo tình trạng mất nước. Dấu hiệu mất nước sẽ bao gồm: khát nước, giảm lượng nước tiểu, khô niêm mạc mắt, miệng, xuất hiện các nếp nhăn trên da, người mệt mỏi... Đối với người lớn tình trạng mất nước thường sẽ khó phát hiện hơn so với trẻ em.

Đôi khi tình trạng đi ngoài ra nước sẽ xuất hiện ngay sau bữa nếu do bị nhiễm khuẩn, khoảng thời gian phát bệnh có thể xảy ra giữa hoặc sau bữa ăn. Hơn nữa, tình trạng mất nước, buồn nôn... cũng có thể là triệu chứng kèm theo của tiêu chảy.

Tiêu chảy do bị nhiễm độc tố vi khuẩn thường sẽ khởi phát từ 2 – 7 giờ sau khi ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn. Lúc này, nôn là triệu chứng điển hình thường gặp nhất.

Cách điều trị bệnh đi ngoài ra nước không đau bụng hiệu quả

Để khắc phục tình trạng đi ngoài ra nước hiệu quả, chúng ta cần bù nước và điện giải sau khi đánh giá mức độ mất nước của cơ thể.

Khi điều trị bệnh tiêu chảy, bên cạnh việc bù nước, điện giải cũng như như sử dụng thuốc mà bác sĩ kê, bạn cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng thích hợp, khoa học.

Người bị bệnh đi ngoài khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn sẽ kém, vì thế thức ăn bạn cần chế biến thật kỹ, nấu nhuyễn để cơ thể dễ dàng tiêu hóa hợp đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

+ Uống nhiều nước:

Đi ngoài khiến người bệnh rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng. Việc bù nước và chất điện giải là điều đầu tiên cần thực hiện. Hãy uống thật nhiều nước (ít nhất 1 lít/ 1 giờ) cho tới khi không còn bị tiêu chảy. Trong trường hợp mất quá nhiều người, người bệnh có thể bù dịch bằng cách truyền tĩnh mạch.

Trong quá trình bị đi ngoài ra nước không đau bụng, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường, nên ăn nhiều hoa quả giàu vitamn C như: cam, bưởi... để tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, bạn nên tránh ăn các loại đồ ăn sống, đồ tái, thịt hun khói và các đồ uống có ga...

+ Dùng thuốc:

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp giúp chấm dứt tình trạng trên nhanh chóng. Việc sử dụng thuốc như thế nào cần có sử chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng nhằm tránh bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Phòng bệnh đi ngoài ra nước không đau bụng như thế nào?

Đi ngoài ra nước không đau bụng chủ yếu là do tay bẩn, thức ăn hoặc qua trung gian ruồi nặng, gián chuột... Vì thế, việc phòng ngừa bệnh là điều vô cùng cần thiết. Để phòng tránh tình trạng trên bạn cần lưu ý một số điều sau:

Hi vọng những thông tin về tình trạng đi ngoài ra nước không đau bụng trên có thể mang lại những kiến thức hữu ích và thiết thực trong cuộc sống. Từ đó giúp bạn có thể giải quyết được phần nào tình trạng đi ngoài mà mình đang gặp phải.

Tuy nhiên, để phòng và điều trị bệnh nhanh chóng, an toàn và hiệu quả nhất. Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao. Mọi thắc mắc cần được các chuyên gia đầu ngành tư vấn và giải đáp cụ thể, chi tiết. Bạn hãy liên hệ ngay TẠI ĐÂY.

Trang Nguyễn