Cộng đồng mạng

Đẹp – Độc – Lạ: Số phận bức phù điêu lời nguyền 2.500 tuổi ở đáy giếng

Dưới đáy giếng thiêng, các nhà khoa học giật mình phát hiện bí mật kinh hoàng 2.500 tuổi liên quan đến những lời nguyền cổ đại.

Theo Thời báo London, các nhà khoa học vừa phát hiện một bí mật lạnh gáy liên quan đến 30 bức phù điêu khắc lời nguyền cổ xưa ở dưới đáy giếng 2.500 tuổi trong một địa điểm khảo cổ thuộc Kerameikos, Athens, Hy Lạp.

Những lời nguyền khắc trên các bức phù điêu được cho là nhằm đánh thức các linh hồn của thế giới bên kia bên cạnh khu vực giếng thiêng này từng là nghĩa trang thời cổ đại.

Mục đích của các bức phù điêu được cho là nhằm gây tổn hại cho người khác.

Tiến sĩ Jutta Stroszeck, người chỉ đạo việc khai quật tại Kerameikos cho biết, người nguyền rủa không được nhắc đến trong các tấm phù điêu mà chỉ có tên của người bị nguyền rủa.

Theo Hareetz, mục đích của các bức phù điêu được cho là nhằm gây tổn hại cho người khác.

Trước đó, hàng chục lời nguyền khác từ thời cổ đại đã được tìm thấy trong các cuộc khai quật.

Tại một nơi khác, các nhà khảo cổ khi khám phá nền văn minh cổ đại đã bất ngờ tìm thấy hòn đá bí ẩn bên bờ sông, bức màn bí mật về một thành phố cổ bị biến mất hàng ngàn năm trước được hé mở ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Năm 2016, một nhóm do Tiến sĩ Stroszeck dẫn đầu đã khai quật một kho các cổ vật phát hiện trong giếng bao gồm cốc, bình trộn rượu, đèn đất sét, nồi nấu, tiền xu và một hộp nữ trang bằng gỗ.

Tảng đá được bao phủ trong các bức chạm khắc kể câu chuyện về vị vua bị lãng quên Hartapu, người trị vì một phần của Thổ Nhĩ Kỳ hơn 1.000 năm trước, và chiến thắng của ông trước vua huyền thoại Midas.

 Tảng đá bí ẩn đã chỉ lối để tìm thấy thành phố cổ.

Một tảng đá lớn được bao phủ bằng các dòng chữ viết trong kịch bản Luwian cổ đại. Điều đó khuyến khích các nhà sử học khám phá khu vực kỹ lưỡng hơn - dẫn đến việc phát hiện ra một thành phố rộng 300 mẫu.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Chicago đã nghiên cứu một công trình khảo cổ gần đó ở một khu vực có tên là Türkmen-Karahöyük.

Giáo sư James Ostern chuyên về tiền sử Anatolia cho biết: "Chúng tôi đã nhận ra kịch bản được viết bằng chữ Luwian, ngôn ngữ được sử dụng trong Thời đại đồ đồng và đồ sắt trong khu vực.

Người Luwian được các nhà khảo cổ học cho là những người cướp biển đã quét qua khu vực này vào khoảng 1.200 trước Công Nguyên.

Đào trong khu vực cho thấy những phác thảo của một thành phố bị chôn vùi bên trong một ngọn đồi.

Tảng đá này là một công cụ tuyệt vời, vô cùng may mắn tìm thấy nhưng nó chỉ là sự khởi đầu. Các tác phẩm chạm khắc kỷ niệm chiến thắng của Hartapu trước vua Midas - người trị vì vương quốc Phrygia được đặt ở những nơi khác trong khu vực.

Mời quý độc giả tiếp tục đón đọc tuyến bài Đẹp – Độc – Lạ với nhiều nội dung vô cùng hấp dẫn sẽ được xuất bản vào lúc 18h00 chiều hàng ngày trên báo điện tử Người Đưa Tin.

Minh Anh