Hồ sơ điều tra

Cựu Phó Tổng Giám đốc nói AIC "có nhiều việc làm mạo hiểm"

Trong phiên xét xử, Hoàng Thị Thuý Nga là người có vai trò cao nhất của Công ty AIC, đồng thời cũng là người chịu uỷ quyền của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

Trong phần tranh tụng của bị cáo Hoàng Thị Thuý Nga – Cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty AIC tại phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án sai phạm xảy ra tại Công ty AIC và Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, tại đây, đây luật sư đưa 3 nhóm hành vi chính mà bị cáo Nga bị cáo buộc trong cáo trạng đó là mối quan hệ giữa Nga và các lãnh đạo tỉnh và đại diện chủ đầu tư thể hiện qua kết luận là bị cáo Nga nhiều lần gặp gỡ tiếp xúc với Thành, Thái đề đặt vấn đề tạo điều kiện cho AIC trung thầu.

Thứ hai mối quan hệ của Hoàng Thị Thuý Nga với công ty tư vấn, đơn vị thẩm định giá. Và với vai trò là Trưởng Ban 1 tại công ty AIC Nga đã chỉ đạo cho nhân viên dưới quyền thực hiện công việc liên quan đến gói thầu.

Có 36 bị cáo liên đới đến vụ án tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai (Ảnh: Hữu Thắng).

Tuy nhiên, đưa ra căn cứ ở đây luật sư cho rằng Nga là một bị cáo đặc biệt trong vụ án này. Lý do vào thời điểm 2012-2014 Nga chuyển công tác từ Hà Nội vào Tp.HCM phụ trách Ban 1 để tham gia dựa án.

“Lúc đó Nga chưa phải là lãnh đạo của Công ty AIC nhưng ngày hôm nay Nga đứng đây thì lại là người có vị trí cao nhất của Công ty AIC. Trong khi những bị cáo khác là lãnh đạo, có vai trò quan trọng hiện đã bỏ trốn, vì vậy trách nhiệm đè nặng lên bị cáo Nga”, vị luật sư tranh tụng.

Luật sư cũng cho rằng thời điểm xảy ra vụ án đã trên dưới 10 năm, vào giai đoạn giao thoa giữa luật đấu thầu mới và cũ nên còn lúng túng trong quá trình thực hiện. Bản thân hàng hoá của gói thầu cũng tương đối đặc biệt, có những gói thầu rất hạn chế về nhà cung cấp thiết bị.

Liên quan đến việc có hay không việc thông thầu, một lần nữa luật sư lập luận vì Nga phụ trách dự án là người hiểu biết về công nghệ vì vậy trong những buổi làm việc có Nhàn, bị cáo Nga sẽ tham gia giới thiệu sản phẩm, nhưng đến thời điểm cần phải trao đổi vấn đề gì thì Nhàn bảo nhân viên ra ngoài trao đổi. Vì vậy, việc kết luận Nga có vai trò đại diện cho AIC để thông thầu là chưa toàn diện.

Đối với việc uỷ quyền diễn ra từ 2012-7/2014, luật sư mong HĐXX đánh giá đúng bản chất sai phạm của bị cáo Nga để đưa ra phán quyết công bằng vì thực hiện uỷ quyền này không có gì sai phạm cả, nội dung uỷ quyền đến đâu ký uỷ quyền đến đấy. 

Đây được coi là vụ án điển hình liên quan đến đấu thầu và nhận hối lộ.

Tự bào chữa cho mình, bị cáo Nga cho rằng thời gian đầu có quan hệ thân thiết với bà Nhàn, sau đó phát sinh nhiều mâu thuẫn nên mở công ty riêng.

"Chị Nhàn nhiều lần hứa hẹn nhưng không thực hiện được nên tôi và các đồng nghiệp khác rất thiệt thòi. Hơn nữa, AIC có nhiều việc làm mạo hiểm nên tôi quyết định đi con đường riêng", bị cáo Nga trình bày.

Bà Nga cho hay, thời điểm thực hiện đấu thầu dự án Bệnh viện Đồng Nai, mình chỉ là trưởng ban, làm việc theo giấy ủy quyền. Mỗi người trong công ty thực hiện các khâu khác nhau nên không thể quy kết bà chỉ đạo cấp dưới làm trái pháp luật.

Bà Nga không xin giảm nhẹ hình phạt cho mình nhưng đề nghị tòa giảm nhẹ cho những người từng là cấp dưới.

Cũng tại phần tranh tụng bào chữa cho một trong 8 bị cáo bỏ trốn, luật sư của Ngô Thế Vinh - Cựu giám đốc Công ty Việt Tiên cho rằng chưa đủ căn cứ pháp lý và thực tế để xác định thân chủ bỏ trốn và không hợp tác với cảnh sát.

Luật sư lập luận ông Vinh có quốc tịch Việt Nam và Mỹ nên cư trú ở cả hai quốc gia. Từ tháng 8, vì lý do bất khả kháng là mắc bệnh hiểm nghèo và chăm con nhỏ bị tự kỷ nên ông Vinh buộc phải ở lại Mỹ.

Ông Vinh đã ủy quyền cho một phó giám đốc xử lý các công việc, trong đó có việc liên quan vụ án. "Bởi thế, cơ quan điều tra đáng lẽ chưa nên kết luận sự vắng mặt của ông Vinh tại Việt Nam là bỏ trốn. Gia đình có nguyện vọng xin được gỡ lệnh truy nã", luật sư trình bày.