Tiêu điểm thế giới

Cuộc nội chiến Syria: Thế thượng phong của Nga khiến Mỹ phải “chùn bước” và “nhường lại” Syria cho Moscow?

Việc lực lượng Mỹ rút khỏi Syria có thể dẫn tới thực tế rằng Nga sẽ trở thành lực lượng chính trị-quân sự chi phối lớn ở Trung Đông. Nhiều nhà phân tích phương Tây trở nên lo ngại với điều này.

Các căn cứ quân sự ở Syria      

Theo BulgarianMilitary, một trong những lý do quan trọng nhất với lợi ích đang gia tăng của Moscow  trong cuộc nội chiến ở Syria là sự hiện diện của các căn cứ quân sự Nga, nơi cho phép Nga kiểm soát tình hình ở Đông Địa Trung Hải. Các căn cứ của Nga trên lãnh thổ Syria giữ tầm quan trọng chiến lược.

Cơ sở quan trọng đầu tiên là căn cứ hải quân ở thành phố biển Tartus. Căn cứ này đã tồn tại hơn nửa thế kỷ. Thời hậu Xô Viết, căn cứ này ít được nhắc đến nhưng sau đó vị thế của căn cứ lại gia tăng khi tình hình chính trị ở Trung Đông nói riêng và thế giới nói chung thay đổi.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Putin 

Vào năm 2015, căn cứ hải quân này đã được hiện đại hóa dựa trên nhu cầu thiết yếu của việc đáp ứng sự gia tăng của số lượng nhân lực và khí tài của hải quân Nga, trong đó có 10 tàu chiến. Căn cứ hải quân này được Syria cho Nga thuê trong vòng 49 năm và hợp đồng thuê sẽ tự động được gia hạn them 25 năm nữa.

Hiện tại, căn cứ được thiết kế để có thể chứa được 11 tàu chiến cùng nhà máy điện hạt nhân.

Năm 2016, căn cứ này được quyết định xây dựng thành căn cứ hải quân vĩnh viễn. Thiết kế của căn cứ hoàn toàn phù hợp với lợi ích của Nga ở trong khu vực.

Căn cứ quân sự thứ hai quan trọng của Nga ở Syria là căn cứ không quân Khmeimim nằm ở Khmeimim, nơi có sân bay quốc tế Basil al-Assad. Hiện căn cứ không quân này đang được lực lượng không quân Nga vận hành.

Hai căn cứ của Nga ở Syria mang đến nhiều lợi ích, giá trị cho Nga ở Syria.

Nhờ các căn cứ này, các lực lượng vũ trang Nga có điều kiện hoạt động không chỉ ở Syria mà khi cần có thể vươn sang Balkan và Đông Địa Trung Hải. Nếu các căn cứ này bị mất, vị thế của Nga ở Trung Đông chắc chắn không còn.

Ngoài lực lượng vũ trang Nga, ở Syria, theo nhiều nguồn tin, còn có sự hiện diện của nhiều công ty quân sự tư nhân. Họ nắm giữ nhiều nhiệm vụ, từ đảm bảo duy trì an ninh cho tới việc tham gia vào các hoạt động đặc biệt nhằm chống lại lực lượng chống chính quyền ông Assad. Syria đã trở thành điểm nóng của các lực lượng vũ trang tự phát.

Cuộc chiến ở Syria và những vũ khí mới nhất     

Trong một chừng mực nào đó, các hoạt động quân sự ở Syria đã trở thành điều kiện thử nghiệm cho các loại vũ khí mới trong thực tiễn.

Với Nga, việc triển khai các cuộc tấn công bằng tên lửa và bom vào phiến quân ở Syria đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của Moscow.

Cuộc chiến ở Syria đã minh chứng cho thế giới thấy rằng Nga có thể hành động mạnh không chỉ bằng lực lượng bộ binh dọc các biên giới mà còn rất có tiềm năng về hải quân và không quân. Các cuộc tấn công từ căn cứ ở biển Caspian cho thấy với Nga, không cần phải điều tàu đến vùng chiến sự mà có thể tấn công bằng vũ khí từ cách xa hàng nghìn km.

Một vai trò đặc biệt khác của Nga là thiết bị cho cuộc chiến tranh điện từ, điều mà Mỹ còn hạn chế. Nhiều thiết bị điện từ được Nga thử nghiệm trong cuộc nội chiến ở Syria.

Nhờ có căn cứ hải quân ở Tartus, Nga có cơ hội kiểm soát hệ thống tàu ngầm nối Trung Đông tới châu Âu khi cần.

Cuộc chiến ở Syria cũng là nơi kết nối mối quan hệ khăng khít giữa Nga với Iran, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia. Moscow đã giành vị thế của một trong những người chơi uy quyền nhất trong nền chính trị Trung Đông.

Hiện tất cả các bên tham dự cuộc nội chiến Syria đều phải lắng nghe Nga bởi Nga nắm giữ quan hệ tốt với cả Ankara, Riyadh, Tehran… Các lực lượng Israel cũng buộc phải hợp tác với các nhóm quân Nga ở Syria.

Người Mỹ sẽ “nhường” Trung Đông cho Nga?

Với Mỹ, Trung Đông đã thôi không còn là “vị trí số một” trong bản đồ thế giới hiện đại nữa. Dù quân đội Mỹ vẫn hiện diện ở Syria, nhưng Washington ít quan tâm đến các vấn đề Syria.

Hiện chính quyền ông Trump không che giấu mong muốn rút lính Mỹ ra khỏi Syria nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, nhiều nhà lãnh đạo quân sự của Mỹ vẫn không muốn rút quân khỏi Syria vì e ngại vị trí của Mỹ sẽ giảm sút.

Trong khi đó, điều đáng nói, người Mỹ không đòi hỏi Moscow phải rút quân khỏi Syria và thực sự hiện Mỹ cũng phản ứng khá dè dặt trong việc phản đối Nga hỗ trợ chính quyền ông Assad.

Tuy nhiên, còn quá sớm để khẳng định Mỹ sẵn sàng “nhượng lại” Trung Đông cho Nga.

Xem thêm >> TT Putin cho thử S-400: Tên lửa đáng sợ nhất thế giới khiến hệ thống phòng thủ Mỹ “lép vế” và mục tiêu sâu xa của Nga