Tiêu dùng & Dư luận

Cửa hàng H&M vắng khách trước làn sóng tẩy chay

Một vài cửa hàng thời trang thương hiệu H&M tại Hà Nội đều trong tình trạng vắng vẻ, ít người mua trước làn sóng kêu gọi tẩy chay thương hiệu này.

Mới đây, thương hiệu thời trang H&M cùng một số thương hiệu nước ngoài bị chỉ trích tại đại lục khi sử dụng bản đồ “có vấn đề” của Trung Quốc, điều này ngay lập tức vấp phải làn sóng phản đối, kêu gọi tẩy chay lớn trên các nền tảng mạng xã hội Việt Nam.

Tại Việt Nam, những năm gần đây, thương hiệu này nhận được sự tín nhiệm khá lớn của khách hàng.

Sau sự kiện bản đồ này, nhiều người đã thành lập riêng trang, nhóm trên các trang mạng xã hội để bày tỏ sự phẫn nộ, kêu gọi tẩy chay H&M.

Ghi nhận của Người Đưa Tin Pháp Luật tại một số cửa hàng H&M ở Hà Nội, trước làn sóng kêu gọi tẩy chay khá vắng vẻ, ít người qua lại mua sắm.

Cửa hàng H&M tại TTTM trên đường Nguyễn Chí Thanh chỉ có vài người mua hàng. Khung cảnh vắng vẻ, đìu hiu.

 

Ghi nhận tại 2 thời điểm, 16h30 và 20h30 tại cửa hàng thời trang này đều vắng vẻ, rất ít có người mua.

Cửa hàng tại TTTM Vincom Royal City cũng trong tình trạng tương tự. (Bức ảnh được chụp vào lúc 11h sáng).

Được biết, H&M mở cửa hàng đầu tiên tại TPHCM vào tháng 9/2017. Chỉ 2 tháng sau, H&M tiếp tục mở cửa hàng tại Hà Nội.

Tính đến thời điểm hiện tại, H&M đang có 12 cửa hàng tại Việt Nam, gồm 5 cửa hàng ở Hà Nội, 4 cửa hàng ở TPHCM và 3 cửa hàng ở Cần Thơ, Đà Nẵng và Hạ Long.

Không chỉ H&M và đối với các thương hiệu khác như Chanel, Louis Vuitton, Gucci, YSL, Zara, Uniqlo... cũng có điểm chung trong website của các nhãn hàng này là đều sử sụng API bản đồ của Baidu tại thị trường Trung Quốc có sử dụng bản đồ có "đường lưỡi bò" phi pháp. 

Trong khi các website ở các quốc gia còn lại trên thế giới đều dùng API bản đồ của Google Maps.