An ninh - Hình sự

Cụ bà hốt hoảng chuyển gần nửa tỷ đồng cho cán bộ "rởm" vì sợ dính án ma túy

Một đối tượng đã tự nhân là cán bộ của cơ quan chức năng gọi điện cho bà T. sau đó đe dọa bà T. chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng.

Ngày 17/7 cho biết, Công an huyện Thanh Oai (Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa ngăn chặn thành công vụ lừa đảo qua điện thoại.

Hồ sơ vụ án cho thấy, trước đó, tối ngày 13/7/2020, bà L.T (trú tại thị trấn Kim Bài) làm đơn trình báo gửi tới công an huyện Thanh Oai trình bày về việc bà T. bị một số đối tượng sử dụng điện thoại di động tự xưng là cán bộ Tư pháp.

Lực lượng công an trao trả lại số tiền cho bà T.

Trong điện thoại, đối tượng này thông báo bà T. có liên quan đường dây buôn bán ma túy và yêu cầu bà T. chuyển toàn bộ tài sản vào tài khoản của cơ quan thi hành án để điều tra xác minh. Trong lúc hoảng loạn, mất bình tĩnh, bà T. đã ra ngân hàng làm thủ tục chuyển 597 triệu đồng vào tài khoản của đối tượng, báo VOV đưa tin.

Ngay sau khi tiếp nhận đơn trình báo, Công an huyện Thanh Oai liên hệ với ngân hàng đề nghị phối hợp phong tỏa tài khoản, không để các đối tượng thực hiện giao dịch chiếm đoạt tiền của người dân.

Đến ngày 14/7/2020, Công an huyện Thanh Oai đã phối hợp ngân hàng trao trả 597 triệu đồng cho bà T., theo báo Thông tấn xã Việt Nam.

Hiện vụ việc đang được tiếp tục làm rõ.

Những hình thức lừa đảo qua điện thoại:

Lừa đảo phát sinh cước quốc tế

Các cuộc gọi nhỡ từ những đầu số nước ngoài như Moldova (+373), Tunisia (+216), Equatorial Guinea (+240), Burkina Faso (+226)... chỉ nhằm mục đích lôi kéo người dùng gọi lại để phát sinh cước viễn thông ngoài ý muốn.

Đặc biệt các cuộc gọi này thường vào thời điểm buổi tối hoặc trong thời gian nửa đêm về sáng khi bạn còn ngái ngủ hoặc tưởng người thân gọi về Việt Nam có chuyện gấp.

Để tránh bị mất tiền oan uổng, người dùng nên chú ý đến các yếu tố sau đây:

- Các cuộc gọi, tin nhắn quốc tế sẽ hiển thị dấu cộng (+) hoặc hoặc 00 ở đầu, hai số tiếp theo không phải là 84 (mã nước Việt Nam).

- Các cuộc gọi này xuất hiện hiện dưới dạng nháy máy hoặc có kết nối thời lượng rất ngắn có nội dung thông báo yêu cầu khách hàng gọi lại.

- Người dùng không nên gọi lại, nhắn tin đến những đầu số có dấu hiệu như trên, chỉ gọi đi quốc tế khi biết chắc chắn đó là số điện thoại của người thân ở nước ngoài.

Mạo danh các cơ quan để lừa đảo chiếm đoạt tiền

Kịch bản quen thuộc của tội phạm đó là gọi điện nhắn tin mạo danh công an, Viện kiểm sát "dọa" nạn nhân liên quan đến vụ án ma túy yêu cầu cung cấp tài khoản, mật khẩu để phục vụ công tác điều tra.

Một số trường hợp cuộc gọi, tin nhắn thông báo có quà từ nước ngoài nên yêu cầu người nhận chuyển khoản tiền phí mới nhận được quà.

Khách hàng cần nâng cao cảnh giác, không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại.

Đối với các cuộc gọi giả danh công an, Viện kiểm sát, ngân hàng hoặc bưu điện thông báo có quà… bạn tuyệt đối không thực hiện bất cứ yêu cầu nào, báo Pháp luật TP. HCM đưa tin.

Đăng Khoa (t/h)