Đối thoại

Công thức để doanh nghiệp lấy lại thế cân bằng trong kỷ nguyên VUCA

Nhìn từ khía cạnh tình cảm, sự cảm thông và thấu hiểu là câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi làm sao để nhân viên tăng hiệu suất công việc và gắn bó với công ty.

Trong một thế giới VUCA – biến động, bất ổn, phức tạp và mơ hồ như hiện nay, các doanh nghiệp phải đối mặt với vô vàn thách thức. Do vậy, họ đang không ngừng tìm kiếm cách giải bài toán cải thiện kết quả kinh doanh, gia tăng hiệu suất làm việc cũng như tính gắn bó của nhân viên với tổ chức.

Để trả lời cho tất cả sự kiếm tìm đó, ta cần quay ngược trở lại từ vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp - văn hoá doanh nghiệp. Ở bất kỳ tổ chức nào cũng nên có văn hóa chung, gắn kết mọi người với nhau. Nếu không có nền văn hóa chung đó, doanh nghiệp chỉ là những nhóm nhỏ lẻ, không thể phát huy hết tiềm năng của cả tập thể.

Vậy xây dựng cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp cần bắt đầu từ đâu? Có lẽ từ chính người lãnh đạo/ quản lý, như Brian Halligan, CEO & Co-Founder (đồng sáng lập) của HubSpot từng nói: “Cách mà tôi nghĩ về văn hóa đó là con người hiện đại ngày nay đã thay đổi cách họ sống và làm việc. Do đó, các công ty hiện nay cũng phải thay đổi cách quản lý và lãnh đạo để phù hợp với lối sống, suy nghĩ và làm việc của con người hiện đại”.

Kỹ năng số 1 người lãnh đạo giỏi cần có

Trong kỷ nguyên 4.0, Coaching (khai vấn) đang là xu hướng của các doanh nghiệp hiện tại, văn hóa Coaching mạnh mẽ đồng nghĩa với việc tương tác trong tổ chức mạnh mẽ và tăng trưởng doanh thu khác biệt.

Thậm chí ngay cả những Tập đoàn lớn như Google, Facebook cũng áp dụng văn hoá này cho doanh nghiệp của mình, đồng thời coi đây là kỹ năng số 1 mà một người lãnh đạo giỏi cần có.

Nói về vấn đề này, trong môi trường làm việc, chìa khóa sự thành công của Coaching là sự đồng hành. Lúc này, Coach (người quản lý/ lãnh đạo) không còn là người chỉ đạo hoặc đưa ra cách làm nữa. Thay vào đó, coach đồng hành với nhân viên hoặc người được khai vấn để cùng xác định mục tiêu và lên kế hoạch cải thiện hiệu suất làm việc. Người được khai vấn sẽ là người tự tìm ra phương pháp và cách thức làm phù hợp nhất với chính họ. 

Ở Facebook, văn hoá coaching được áp dụng triệt để. Để trao quyền và truyền cảm hứng, mọi nhân viên đều làm việc cùng nhau trên những bàn làm việc chung, thậm chí đến ngay cả CEO Mark Zuckerberg cũng không có văn phòng riêng

Lấy ví dụ như ở Facebook, văn hoá coaching được áp dụng triệt để. Để trao quyền và truyền cảm hứng, mọi nhân viên đều làm việc cùng nhau trên những bàn làm việc chung, thậm chí đến ngay cả CEO Mark Zuckerberg cũng không có văn phòng riêng.

Với môi trường này, quá trình tương tác diễn ra thường xuyên không cấp bậc, mọi câu hỏi đều được trả lời bởi “cộng đồng” và việc của từng nhân sự Facebook là chắt lọc những điều phù hợp với bản thân, để cải thiện khả năng của chính bản thân mình và thúc đẩy sự phát triển chung của toàn hệ thống.

Khi lãnh đạo dành thời gian ngồi xuống trao đổi, trò chuyện cởi mở với nhân viên, lòng tin sẽ được xây dựng. Mà lòng tin là yếu tố tiên quyết khiến nhân viên cảm thấy thoải mái, giúp họ sẵn sàng cống hiến và chia sẻ suy nghĩ, đóng góp ý kiến cho tổ chức một cách trung thực. 

Hơn nữa, chỉ khi thường xuyên đặt câu hỏi cho nhân viên, lãnh đạo mới có thể nhận được phản hồi khách quan và trung thực, để thực hiện các thay đổi cần thiết, phát hiện những điểm yếu kịp thời, cũng như nuôi dưỡng văn hóa công ty lành mạnh hơn. 

Thực tế ở các tập đoàn lớn trên thế giới là vậy, nhưng ở Việt Nam, tới năm 2018 đây vẫn là văn hoá còn khá mới mẻ. 

Dưới góc độ một đơn vị triển khai, phát biểu trong sự kiện LEADER TALK 03: COACHING CULTURE - KHÔNG BÂY GIỜ THÌ BAO GIỜ?, bà Quách Hiền, CEO của Coach For Life ICF PCC Coach cho biết, tất cả doanh nghiệp khi tìm đến coaching không nghĩ đây sẽ là con đường dài và trở thành văn hoá của tổ chức. Thay vào đó, ban đầu suy nghĩ của họ chỉ đơn giản là lãnh đạo cần có một công cụ, kỹ năng quản lý hiệu quả hơn để thích ứng với giai đoạn đầy biến động như hiện nay.

Bà Quách Hiền, CEO của Coach For Life ICF PCC Coach

Tuy nhiên, kết quả khảo sát mới đây trong Báo cáo WhitePaper “Văn hoá Coaching trong doanh nghiệp - Mô hình xây dựng cơ bản và những câu chuyện thực tế” của Coach For Life cho thấy, 75% doanh nghiệp đã sử dụng coaching cho tổ chức và áp dụng cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý của mình. Qua đó, đa số các doanh nghiệp đều có sự thay đổi trong đánh giá lãnh đạo hiện đại: cần có kỹ năng coach để đủ khả năng quản lý và chuyển hoá tổ chức một cách tối ưu nhất.

Khai vấn liệu có là “chìa khóa" thành công cho doanh nghiệp?

Trường hợp thực tế như ông Đặng Minh Phương, Giám đốc điều hành Khu vực miền Bắc Công ty Saint-Gobain Vietnam đã áp dụng coaching cho doanh nghiệp của mình được 4 năm chia sẻ: “Đây là một hành trình dài, không phải một khoá học hay có thể thành công trong ngày một ngày hai, nhưng thực sự đã khiến bản thân tôi và doanh nghiệp đều có những biến chuyển tích cực khi nhìn lại".

Nhớ lại những ngày đầu, ông cho biết, có rất nhiều bỡ ngỡ và khó khăn bởi vẫn còn đó những thói quen cũ của một người lãnh đạo như chỉ đạo, tự đưa ra quyết định. Nhưng khi áp dụng văn hoá coaching vào doanh nghiệp lại khiến ông cảm thấy mình trưởng thành hơn, bình tĩnh và nhìn nhận mọi thứ thấu đáo, chính nhờ lắng nghe những ý kiến xung quanh, thậm chí từ nhân viên cấp dưới hay những người liên quan đến công việc cần tháo gỡ.

Ông Đặng Minh Phương, Giám đốc điều hành Khu vực miền Bắc Công ty Saint-Gobain Vietnam

Sau 4 năm, đã có rất nhiều thay đổi tích cực trong không những trong chính bản thân bộ máy lãnh đạo/quản lý mà còn của cả tổ chức doanh nghiệp, từ đó sẽ giúp khai phóng được năng lực từ nhân viên một cách hiệu quả nhất. Có thể nói đến như, giúp mối quan hệ giữa mọi người được cải thiện mạnh mẽ, từ đó độ gắn kết của nhân viên với tổ chức ngày càng được gia tăng.

Một người lãnh đạo thường rất bận rộn, cuốn theo vòng xoáy công việc nên không thể tránh được những lúc mệt mỏi. Nên thời gian tham gia coaching chính là lúc những nhà lãnh đạo có cơ hội nhìn lại, đồng thời cảm nhận bản thân rõ ràng hơn, đôi khi cần lùi sau một chút để thấy được bức tranh toàn cảnh. 

Hơn nữa, đó cũng là cơ hội để lãnh đạo, cũng như đồng nghiệp trải lòng, chia sẻ những khúc mắc mà bình thường không thể, vô hình chung điều đó đã tạo nên sợi dây kết nối giữa con người với con người. Từ đó, khi đã có sự thấu hiểu thì tính hỗ trợ lẫn nhau và gắn bó lại càng được gia tăng.

Nếu nhìn từ khía cạnh tình cảm con người, sự cảm thông và thấu hiểu lại là câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi làm sao để nhân viên tăng hiệu suất công việc và gắn bó với công ty.

Từ đó, có thể thấy Coaching đơn giản chỉ là giúp cho mọi người có cái nhìn đa chiều, nhìn thấy góc khuất và chủ động thay đổi, ở đây đa phần là sự thay đổi từ những nhà lãnh đạo/ quản lý.

Theo quan điểm của Google - tập đoàn tiên phong cho văn hoá coaching, khi các nhân viên hạnh phúc, năng suất sẽ tăng cao hơn và giảm bớt tỉ lệ nghỉ việc dẫn đến tăng lợi nhuận và mang lại thành công lớn hơn. 

Một trường hợp cực kỳ thành công với văn hoá coaching khác, Google. Đây cũng là tập đoàn đã đi tiên phong trong việc cho phép nhân viên tự do khám phá cách họ muốn làm việc. Chìa khóa cho một nền văn hóa làm việc sáng tạo và thú vị là tập hợp một nhóm người thông minh, khiêm nhường và cho họ không gian để thử nghiệm, cho phép nhân viên làm quen với nhau.

Theo quan điểm của Google, khi các nhân viên hạnh phúc, năng suất sẽ tăng cao hơn và giảm bớt tỉ lệ nghỉ việc dẫn đến tăng lợi nhuận và mang lại thành công lớn hơn. 

Mặt khác, văn hóa làm việc của Google khuyến khích sự cộng tác, chẳng hạn như các cuộc họp ngẫu nhiên giữa những người sáng tạo và kỹ sư. Đây là một tiến trình “hỏi và đáp” theo rất nhiều các chiều khác nhau, để nhân viên gắn bó với nhau, gắn bó với văn hóa công ty và giữ cho Google phát triển mạnh mẽ.