Đời sống

Có tốt đến mấy, mùng 2 Tết cũng không làm những điều này để cả năm may mắn

Có rất nhiều người thắc mắc rằng “mùng 1 sớm mai, mùng 2 đầu tháng” nên kiêng gì để cả năm may mắn. Theo đó, bạn chỉ cần tránh những việc này, vận may sẽ đến.

Những ngày đầu tiên của năm mới luôn được xem là rất quan trọng, bởi nhiều người tin rằng những gì diễn ra trong các ngày này liên quan không ít đến vận mệnh của ta trong suốt một năm tới. Đặc biệt dân gian có câu "có thờ có thiêng, có kiêng có lành", kiêng kị đầu năm là tập tục của người Việt. Những ngày đầu năm, theo quan niệm dân gian nên tránh làm những việc này để cả năm may mắn, hanh thông.

Cho vay mượn tiền 

Đầu năm mới kiêng kỵ vay tiền, đòi nợ tiền bạc. Ảnh minh họa.

Ngày đầu năm mới theo quan niệm dân gian, chuyện vay mượn là việc làm khi chúng ta ở trong hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu. Cho nên người xưa quan niệm không nên vay tiền cũng như cho mượn đồ đạc trong những ngày đầu năm mới, điều đó có thể làm cho gia đình mình túng thiếu cả năm.

Làm vỡ đồ đạc

Đầu năm nên hạn chế làm vỡ đồ. Ảnh minh họa.

Theo quan niệm, đổ vỡ đầu năm được xem là điềm không may, tan vỡ, chia ly, vì thế những ngày đầu năm mới, mọi người nên cẩn thận trong việc dọn dẹp nhà cửa, bày biện đồ đạc.

Cho lửa hoặc cho nước

Lửa theo phong thủy là tượng trưng cho sự may mắn còn nước tượng trưng cho tài lộc luôn chảy vào trong gia đình. Ảnh minh họa.

Nước và lửa theo quan niệm dân gian là hai thứ không nên cho vào ngày đầu năm mới. Lửa tượng trưng cho sự may mắn, còn nước tượng trưng cho tài lộc "tiền vào như nước". Nếu như vào đầu năm mới, bạn cho lửa hoặc nước nghĩa là bạn cho đi sự may mắn của bản thân và gia đình. Vì vậy, những ngày đầu năm bạn không nên hỏi mượn hộp diêm hay cho người khác nước.

Đóng cửa ngày Tết

Theo tín ngưỡng dân gian, từ sáng sớm ngày mùng 1 cho đến trước ngày rằm tháng Giêng, đức Ngọc Hoàng cùng với chư vị thần tiên sẽ giáng phàm du lý từng ngôi nhà nên nếu đóng kín cổng, các vị sẽ xem như chúng ta bất kính mà tức giận bỏ đi. Vì vậy, trong 3 ngày Tết, trừ khi phải ra khỏi nhà để đi thăm hỏi hoặc đi chơi thì không nên đóng cửa.

Ngồi hoặc đứng trước cửa

Ngồi hay đứng trước cửa chính trong ngày đầu năm không chỉ bị xem là vô duyên mà còn là hành động gây hại đến vượng khí của gia đình. Luồng khí tốt lành của năm mới trên đường đi vào nhà sẽ bị ngăn lại, làm cho hao tán đi, khiến gia đình đó trong năm mới không được may mắn.

Tranh cãi, nói gở đầu năm

Ảnh minh họa

Tranh cãi hay nói gở đều là điều không nên làm hàng ngày, tuy nhiên với ngày Tết thì việc này lại càng nên kiêng kị. Theo quan niệm dân gian, đây là khoảng thời gian trời đất giao hoà, ông Công ông Táo đã về trời, nhân sinh nhiều chuyện khó lường, vì thế nên cẩn trọng phát ngôn, giữ hoà khí để gia đạo an yên trong năm mới.

Mùng 2 Tết kiêng ăn gì?

Những ngày Tết không nên ăn thịt chó. Ảnh: Internet.

Mùng 2 là ngày thuộc vào những ngày đầu tháng, nên ông bà ta vẫn thường kiêng 1 số món ăn như:

Thịt chó: Thịt chó là món ăn nhiều đạm và mọi người vẫn thường nói, đen như chó. Nên quan niệm ăn thịt chó đầu tháng, sẽ rất xui. Và hiện nay, việc không ăn thịt chó được nói tới rất nhiều.

Mực: Người ta thường nói gần mực thì đen hay đen như mực, nên rất nhiều người kiêng ăn món mực.

Cá mè, tôm: Cá mè có từ mè, gắn liền với từ mè nheo. Nên nhiều người miền Bắc, miền Trung kiêng ăn cá mè, trong những người đầu tháng. Còn tôm thì thường bật lùi, hay bơi lùi, nên nhiều người sợ rằng công việc thụt lùi, trì trệ, không tiến triển tốt.

Thịt vịt: Theo như quan niệm của ông bà chúng ta, vịt là màu trắng hay còn gọi là bạch. Vì vậy, nên nếu ăn vào đầu tháng thì cả tháng sẽ rất xui.

Trứng vịt lộn: Theo như quan niệm nhiều người, từ lộn sẽ làm đảo lộn mọi thứ hay ý nghĩa lộn ngược lại.

Ngày Tết việc đơn giản nhất mà bạn có thể dành cho mình chính là sự nghỉ ngơi, thư giãn. Đây cũng là lúc bạn có thể tĩnh tâm, hồi phục lại năng lượng tinh thần và tâm hồn mình để chuẩn bị cho một năm tràn đầy năng lượng và những sự đột phá ở phía trước.

*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Trúc Chi (tổng hợp)