Video

Clip: Sư tử đực hỗn chiến, lao vào tát nhau tới tấp để giành mồi

Chỉ vì tranh nhau xác một con hươu cao cổ, hai con sư tử đực đã lao vào đánh nhau kịch liệt.

Cuộc chiến giành mồi tàn khốc này được ghi lại tại Khu bảo tồn trò chơi Mala Mala, tỉnh Mpumalanga, Nam Phi.

Cụ thể, sau khi phát hiện con hươu cao cổ đã chết và bị loài động vật khác ăn mất một phần trên cơ thể, con sư tử đực liền phóng tới với ý định đánh chén. Cùng lúc này, một con sư tử đực khác cũng bén mảng tới với ý định cướp mồi.

Cuộc chiến tranh giành nhanh chóng diễn ra. Cả hai con sư tử đực lao về phía nhau hăm dọa rồi "tát nhau" tới tấp. Kết quả, sau vài phút tranh đấu quyết liệt, một con đã thua cuộc và bỏ chạy.

Cuộc quyết đấu một phần vì để giành mồi, nhưng mục đích chủ yếu hơn có lẽ là để chúng chứng tỏ bản lĩnh và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ nơi sinh sống.

Sư tử là loài động vật sống ở các đồng bằng rộng rãi, và chúng có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi ở châu Phi. Chúng hiện được xếp vào loài dễ bị tổn thương trong sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUC). 

Được ví như chúa sơn lâm, sư tử là biểu tượng cho sức mạnh của mọi loài. Chúng là loài thú săn mồi siêu hạng, với bộ răng sắc nhọn và bộ móng vuốt chắc khỏe, con mồi nào đã nằm trong tầm ngắm của chúng thì khó có cơ hội thoát được. Sư tử thường đi săn theo bầy đàn để gia tăng cơ hội bắt mồi, thức ăn chủ yếu của chúng là những động vật ăn cỏ như: ngựa vằn, linh dương đầu bò, trâu rừng, hươu cao cổ và thậm chí là cả những động vật có kích thước to lớn như voi. Trong một số trường hợp đặc biệt, sư tử có thể ăn thịt cả đồng loại để khẳng định vị trí quyền lực của mình trong bầy đàn.

Tuổi thọ trung bình của một con sư tử đực trong tự nhiên là từ 8 đến 12 năm, trong khi con cái sống từ 10 đến 15 năm. Trong môi trường nuôi nhốt, tuổi trung bình của sư tử lên tới 25 năm, theo National Geographic.

Các con sư tử đực hiếm khi sống lâu hơn 10 năm trong thế giới tự nhiên do hậu quả của việc đánh nhau liên tục với các đối thủ đồng loại.

Hải Vân (T/H)