Cộng đồng mạng

Clip: Hú hồn đối diện thủy quái biển khơi trong truyền thuyết

Đoạn video quay cảnh hai thợ lặn bơi song song cùng thủy quái biển khơi khiến nhiều người thích thú.

Clip hú hồn đối diện thủy quái biển khơi trong truyền thuyết:

Thế giới biển khơi thật nhiều điều kỳ thú mà con người ta không đủ thời gian và sự kiên nhẫn để tìm hiểu.

Theo tìm hiểu, cá mặt trời Mola tecta còn có tên là "kẻ bịp bợm" hay "kẻ bịt mắt".

Không phải ngẫu nhiên chúng có cái tên kỳ lạ ấy.

Loài này có nguồn gốc từ vùng biển của Úc và New Zealand, và cũng đã được tìm thấy gần Nam Phi và Chile. Vì vậy, khi nó xuất hiện ở California là một điều hoàn toàn khó tin.

Chúng được đặt tên là "Cá mặt trời" bởi người ta tin chúng "tắm nắng" trên mặt biển vì thường thấy chúng bơi ì ạch sát mặt nước.

Với kích thước và thói quen tắm nắng, chúng có thể bị tàu đâm và một số con lớn đến mức có thể đánh chìm du thuyền. Một khi chúng đủ ấm, chúng sẽ lặn xuống hàng trăm mét, ăn sứa và ở dưới đó trong thời gian dài.

Thomas Turner, nhà sinh vật học tiến hóa tại UCSB cũng đưa ra nhận định: "Đây là loài cá kỳ dị nhất mà tôi từng thấy. Chúng khổng lồ, nhưng chúng giống như cái đĩa. Chúng mỏng và hoàn toàn ko có đuôi, chỉ có vây sắc ở trên và dưới, chúng sử dụng hai bộ phận này như cánh chim".

Miệng cá mặt trời rất nhỏ, mỗi hàm có hai răng dính nhau làm thành một cái mỏ nên chúng không thể nuốt mồi to mà chỉ chuyên ăn giáp xác nhỏ và các phiêu sinh vật khác.

Loài này chỉ mới được tìm ra vào năm 2017 và được đặt tên khó nghe như thế bởi các nhà khoa học cho rằng, bằng cách nào đó, loài cá này đã thoát khỏi tầm mắt của các nhà khoa học trong nhiều năm.

Các nhà khoa học cũng cho biết thêm, hiện có 5 loài cá mặt trời trên thế giới, sinh sống ở các vùng nước khác nhau. Có loài sống ở vùng biển nhiệt đởi, có loài sống ở vùng nước cận nhiệt và cũng có cả những loài sống ở vùng nước ôn đới như cá mặt trời Mola tecta.

Cá mặt trời đực trưởng thành có chiều dài cơ thể trung bình khoảng 3,5m, cân nặng khoảng 1,7 tấn.  

Vây lưng và vây hậu môn đều dài, cao và nằm gần cuối thân mình, vây ức thì nhỏ và tròn, vây đuôi chỉ là một dải hẹp, ít có tác dụng bơi lội.

Nguyên Anh (Tổng hợp)