Video

Clip: Đang ghép đôi, rắn độc "khét tiếng" bị chim hồng hoàng mổ chết

Phát hiện thấy hai con rắn phì độc đang ghép đôi, gia đình chim hồng hoàng đã tung đòn kết liễu con mồi.

Màn săn mồi của đôi chim hoàng đất được du khách Piet Blignaut ghi lại tại vườn quốc gia Kruger, Nam Phi.

Cụ thể, khi đang đi dọc đường để kiểm ăn, chim hồng hoàng đột nhiên nhìn chằm chằm vào vật gì đó ở phía xa. Khi đoàn của Blignaut tiến lại gần, họ phát hiện ra hai con rắn phì độc đang ghép đôi. Chúng không hề biết rằng, nguy hiểm đang tới gần.

Khi thấy thời cơ tới, con chim hồng hoàng đất đực tập trung hết tốc lực lao vào tấn công con rắn phì đầu tiên. Trước đòn tấn công liên tiếp của đối thủ, con rắn chết trên nền đất. Con chim cái và con non cũng nhanh chóng nhập cuộc. Chúng nhắm vào con rắn còn lại và cũng kết liễu con mồi thành công.

Rắn phì châu Phi thuộc họ Rắn lục. Đây là một loài rắn độc, phổ biến nhất và phân bố rộng rãi nhất ở châu Phi. Chúng sinh sống chủ yếu ở các vùng thảo nguyên, đồng cỏ, kéo dài từ vùng Maroc tới Ả Rập và toàn bộ châu Phi (trừ vùng sa mạc Sahara và vùng rừng nhiệt đới).

Mặc dù có cơ thể nặng nề nhưng rắn phì di chuyển và tấn công cực nhanh, đặc biệt là khi chúng bị khiêu khích, tấn công. Với tốc độ tấn công nhanh chớp nhoáng, bằng một phần tư giây, rắn phì có thể tiêm nọc độc qua hai răng nanh cực dài và sắc bén vào cơ thể con mồi.

Ước tính, nọc độc của chúng đủ mạnh để giết một người trưởng thành với chỉ một cú cắn. Nọc độc của rắn phì thuộc độc loại tố tế bào. Sau khi bị cắn, các nạn nhân của chúng nhanh chóng cảm thấy đau đớn, bỏng rát. Nếu không được chữa trị kịp thời, vùng xung quanh vết cắn sẽ bị hoại tử, dần dần dẫn đến tử vong.

Trong khi đó, chim hồng hoàng đất là một trong những loài chim độc đáo nhất châu Phi. Là loài chim hợp tác chăm con lớn nhất thế giới, chim trưởng thành cao một mét, có chiếc mỏ cong dài và da mặt màu đỏ tươi khiến chúng rất nổi bật khi sải bước trên đồng cỏ để tìm kiếm thằn lằn, rắn, động vật có vú nhỏ và loài chim khác.

Chim hồng hoàng thường làm tổ trên cây cao, nhưng tình trạng mất môi trường sống khiến phạm vi sinh sống của chúng giảm chỉ còn 10 - 30%. Kết quả là số lượng loài này cũng sụt giảm đáng kể.

Hải Vân (T/h)