Cuộc sống số

Clip: Con người tạo mưa nhân tạo như thế nào?

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngày nay con người đã tạo ra nhiều phương pháp kiểm soát thời tiết, trong đó có việc tạo mưa.

Người đầu tiên làm ra mưa nhân tạo là nhà hoá học Vincent Schaefer. Năm 1946, ông đã đưa một lượng nhỏ cacbon dioxit vào các đám mây, gây nên trận mưa tuyết gần Schenectady, ngoại ô thành phố New York.

Mưa nhân tạo là một trong những giải pháp giúp các nước giảm thiểu hạn hán cho những vùng đất đang khô héo vì nắng nóng. Theo tính toán, hiệu quản kinh tế có thể gấp 10 đến 20 lần số kinh phí bỏ ra nếu tiến hành tốt.

Trên lý thuyết quá trình làm mưa nhân tạo gồm 3 giai đoạn. Đầu tiên người ta dùng máy bay (hoặc tên lửa) để phun hoá chất kích thích khối không khí đi lên và tạo thành mây. Hoá chất được sử dụng trong giai đoạn này là CaCl2, CaC2, CaO, hợp chất của muối và urê, anlonium nitrat. Những hợp chất này có khả năng hấp thụ hơi nước từ khối không khí nên kích thích quá trình ngưng tụ.

Tiếp theo là giai đoạn tích luỹ. Trong giai đoạn này số lượng hạt nhân ngưng kết và mật độ hạt mát tăng lên trong những đám mây.

Trong giai đoạn cuối, máy bay phun vào các khối mây các loại hoá chất chậm đông gồm iốt bạc (AgI) và băng khô (CO2 đóng băng). Chúng gây nên tình trạng mất cân bằng ở mức cao nhất, tạo ra nhiều hạt nước. Khi kích thước hạt nước đủ lớn chúng sẽ rơi xuống đất.

Thế Hiệp (Tổng Hợp)

Video: Global News