Video

Clip: Cầy mangut và sóc đất hợp sức đánh đuổi rắn hổ mang và cái kết

Nhờ sự trợ giúp của cầy mangut, đàn sóc đất đã đánh đuổi được rắn hổ mang và bảo vệ các con non trong tổ.

Cảnh tượng kịch tính này được khách tham quan Lara De Matos ghi lại trong công viên Kgalagadi Transfrontier.

Cụ thể, trong lúc dùng bữa trưa ở khu cắm trại Nossob, Matos và chồng đã bắt gặp cảnh tượng này. Khi đến gần hơn để quan sát, cả hai thấy đàn sóc đất đang cố gắng xua đuổi con rắn hổ mang tránh xa các hang dưới đất, nơi chúng đang nuôi dưỡng con non.

Bị tấn công từ nhiều hướng, con rắn hổ mang lập tức tung đòn đáp trả lại. Ngay sau đó, một con cầy mangut xuất hiện. Trong lúc cầy mangut chiến đấu với rắn hổ mang thì đàn sóc dạt sang một bên quan sát và nghỉ ngơi. Cuối cùng, sau một hồi chiến đấu, con rắn hổ mang quyết định rời đi.

Rắn hổ mang Nam Phi (Naja nivea) là loài rắn độc nguy hiểm có kích thước trung bình. Nọc của chúng chứa độc tố thần kinh mạnh và có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ thần kinh và tim. Con mồi của chúng rất đa dạng, gồm rắn, động vật gặm nhấm, thằn lằn, chim và xác thối.

Trong khi đó, cầy mangut nổi tiếng là kẻ thù không đội trời chung với các loại rắn, ngay cả rắn hổ mang cực độc hay rắn mamba đen có lượng nọc mỗi lần cắn đủ để giết chết 80 người trưởng thành cũng không phải là đối thủ.

Loài cầy Mangut sử dụng hàm răng sắc nhọn cùng tốc độ di chuyển cực nhanh để hạ gục đối thủ. Cùng với đó, bộ lông dày có khả năng vô hiệu hóa nọc độc của bất cứ loài rắn độc nào.

Đặc biệt, cầy mangut lại miễn dịch với nọc độc của loài rắn hổ mang. Sau khi đánh chén xong loài rắn cực độc này, cầy mangut chỉ cần nghỉ ngơi 1 thời gian ngắn thì sức khỏe nó lại hồi phục như bình thường.

Hải Vân (T/h)