Sức khỏe

Chuyện những cặp đôi không hoàn hảo 13: Hối không kịp nếu “yêu thương” ba ba cùng kinh giới

Theo kinh nghiệm của dân gian thì không nên ăn thịt ba ba với kinh giới vì sẽ có thể sinh các bệnh lở loét và ngứa.

Xưa mấy ai được ăn ba ba, thường thì phải những gia đình giàu có mới được ăn loại thực phẩm quý, bổ dưỡng. Thế nhưng, giờ ba ba hết hiếm như xưa rồi, người ta nuôi ba ba đầy ra đấy. Thích thưởng thức món ba ba nấu chuối chỉ cần ới cái là có ngay. Nhưng ba ba bây giờ lại không bổ như xưa bởi toàn ba ba nuôi, nào còn ba ba tự sinh sống trong thiên nhiên nhiều như xưa nữa đâu. 

Trời se se lạnh thế này làm món ba ba chuối đậu thì còn gì bằng.

Các cụ bảo thịt ba ba rất tốt cho người bị chứng đau đầu, thiếu máu, loãng xương, cơ thể mệt mỏi, thận hư. Còn theo các chuyên gia dinh dưỡng thì ba ba có thành phần dinh dưỡng cao có nhiều protid, canxi, lipid, sắt, các vitamin B1, B2, vitamin A và iod… 

Dân gian còn truyền nhau cách làm thịt ba ba sao cho thơm ngon là phải khử được mùi tanh bằng cách lấy túi mật trong nội tạng và rửa sạch ba ba, hòa mật ba ba vào một lít nước sạch rồi thoa đều lên thịt thì lúc nấu chín mới thấy vị thơm ngon.

Thịt ba ba chứa hàm lượng dinh dưỡng cao.

Tuy ba ba là một loại thịt ngon và bổ dưỡng, nhưng không phải cứ ăn là sẽ nâng cao sức khỏe. Bởi vì, thực tế ghi nhận có nhiều trường hợp ngộ độc sau khi các quý ông xơi món bổ thận tráng dương này.

Xét về góc độ dinh dưỡng, một người cũng không nên ăn quá nhiều ba ba trong một bữa ăn vì hàm lượng protein trong thịt ba ba rất phong phú, nên rất khó tiêu. Hơn nữa do ba ba sống dưới nước, luôn chui trong bùn đất hay ăn xác động vật và các thức ăn thối rữa nên trong ruột chúng thường xuyên có nhiều vi khuẩn gây bệnh sản sinh ra độc tố.

Đặc biệt lưu ý, nếu ba ba đang hấp hối hoặc đã chết thì không nên tiếc rẻ mà làm thịt vì theo các nhà nghiên cứu, trong thịt ba ba chết có histamin là một chất độc được sản sinh ra trong quá trình con vật chết trước khi chúng bị làm thịt, do sự phân huỷ chất đạm bởi vi khuẩn. Chất độc này chịu được nhiệt độ cao nên dù món ăn đã được đun nấu chín, ăn phải vẫn nguy hiểm.

Ngoài ra, tuyệt đối không được ăn thịt ba ba nhỏ vì không những không bổ dưỡng mà còn có độc vì cơ thể nó chưa đủ khả năng bài tiết tối ưu các chất cặn bã trong ruột trong quá trình sinh sống. Tốt nhất là ăn ba ba đã trưởng thành và to.

Tốt như vậy nhưng bà bầu nhất định không được ăn ba ba bởi nó có tính hàn. Kể cả những  người có thể chất hư hàn (cơ thể gầy, sắc mặt nhợt nhạt, dễ mệt mỏi, chướng hơi, khó tiêu, miệng nhạt, chán ăn, tay chân lạnh và mỏi, đại tiện lỏng, nát hoặc sống phân, lưỡi nhợt và có vết hằn răng…) không nên ăn nhiều, nếu dùng thì phải phối hợp với các gia vị có tính ấm nóng và có công dụng kích thích tiêu hóa.

Đặc biệt, không ăn ba ba với kinh giới không thì sẽ “lãnh hậu quả khôn lường” gây lở loét và ngứa. 

Không ăn thịt ba ba với kinh giới kẻo khắp người lở loét.

Quả đào lông kỵ với thịt ba ba do thịt chứa nhiều đạm mà đào lông lại chứa nhiều acid malic, acid này sẽ làm cho đạm bị biến chất, làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Thịt ba ba kỵ trứng gà do ba ba chứa nhiều hoạt chất sinh học, trứng gà lại chứa đạm cao cho nên hai thứ ăn chung sẽ dẫn đến chất đạm biến chất, làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Đấy, nhớ đừng ăn lung tung bởi một thực phẩm bổ dưỡng chưa chắc kết hợp với thứ khác cũng sẽ bổ đâu.

>>>Xem thêm: Chuyện những cặp đôi không hoàn hảo 12: “Nói phải củ cải cũng nghe” nhưng đại kỵ thứ này

Phong Linh

Bạn đang quan tâm đến với đề sức khỏe? Bạn đang muốn tìm hiểu về những thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bữa ăn gia đình nhưng còn lo ngại một số thực phẩm kỵ nhau. Vậy, hãy đón đọc Chuyện những cặp đôi không hoàn hảo của báo điện tử Người Đưa Tin vào 7h30 hàng ngày.