Đời sống

Chuyên gia "mách" dấu hiệu nhận biết trẻ vị thành niên có thể tự tử

Những áp lực từ học tập, cuộc sống khiến trẻ dễ có những suy nghĩ tiêu cực, mất kiểm soát dẫn đến hành vi tự tử và xem đó là một cách giúp giải thoát nhanh.

Cách nhận biết và ngăn ngừa giới trẻ tự tử

Thời gian gần đây, liên tiếp những vụ trẻ vị thành niên tự tử đã khiến dư luận bàng hoàng, xót xa. Cụ thể, rạng sáng ngày 1/4, một nam sinh 16 tuổi tại Hà Nội đã để lại thư tuyệt mệnh rồi trèo ra ban công từ tầng 28 nhảy xuống đất và tử vong. Cùng ngày hôm đó, tại Bắc Ninh, một nữ sinh lớp 8 được gia đình phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ cùng lá thư và nhật ký nói rằng "mình sắp đi xa". Cách đó chỉ vài ngày, một nam sinh lớp 8 ở Hà Đông, Hà Nội rơi tầng cao chung cư tử vong.

Sự việc đau lòng này tiếp tục là hồi chuông cảnh báo đối với các bậc phụ huynh có con ở tuổi vị thành niên vì tự tử ở lứa tuổi này là vấn đề nghiêm trọng và rất đáng lo ngại khi ngày càng có xu hướng gia tăng.

Trẻ vị thành niên tự tử là vấn đề nghiêm trọng và rất đáng lo ngại khi tình trạng này có xu hướng gia tăng mà nhiều phụ huynh chưa biết cách nhận diện, có các biện pháp phòng ngừa. Ảnh minh họa.

Theo số liệu của tổ chức Y tế thế giới (WHO), tự tử xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng theo thống kê, đây là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 ở các trẻ từ 15-19 tuổi trên thế giới.

Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) công bố trung bình mỗi ngày, có khoảng 3.000 trẻ vị thành niên tự tử trên thế giới. Còn tại Việt Nam, đây cũng là vấn đề nghiêm trọng và rất đáng lo ngại khi tình trạng tự tử ở tuổi vị thành niên có xu hướng gia tăng mà nhiều phụ huynh chưa biết cách nhận diện cũng như có các biện pháp phòng ngừa.

Hiện nay, tỷ lệ mắc trầm cảm chung ở trẻ em là 2%. Ở lứa tuổi vị thành niên, tỷ lệ này dao động từ 5% đến 8%. Tỷ lệ này phổ biến hơn ở trẻ sau tuổi dậy thì.

Các biểu hiện trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, các biểu hiện trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên khá đa dạng và không điển hình. Các biểu hiện chung thường gặp là:

Tâm trạng cáu kỉnh hoặc thất thường (gắt gỏng, thù địch, dễ nổi cáu bộc phát…).

Giảm hoặc mất hứng thú kéo dài với các hoạt động giải trí được yêu thích trước đây (ví dụ: bỏ các hoạt động thể thao, âm nhạc, vẽ,..).

Không muốn đi ra ngoài, rút lui xã hội, không tham gia các hoạt động trên lớp hoặc không còn muốn đi chơi với bạn bè.

Tránh né việc đi học.

Thay đổi giấc ngủ như mất ngủ hoặc ngủ nhiều.

Thường xuyên có các phàn nàn không giải thích được như cảm giác mệt mỏi, đau đầu, đau dạ dày,…

Suy giảm kết quả học tập, than phiền không tập trung, hay quên.

Xuất hiện các vấn đề về hành vi (ví dụ: Trở nên cố chấp hơn, trốn khỏi nhà, bắt nạt người khác).

Cảm giác vô dụng (tức là cảm thấy bị từ chối và không được yêu thương) hoặc tội lỗi quá mức hoặc không thích hợp.

Có các suy nghĩ tiêu cực, ý tưởng hoặc hành vi tự tử.

Lạm dụng rượu hoặc các chất kích thích khác.

Dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ tự tử

TS Ngô Anh Vinh chia sẻ trên báo Sức khỏe & Đời sống, việc hiểu rõ những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp bố mẹ tìm cách giải quyết và ngăn ngừa kịp thời, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ sau đây, cha mẹ cần chú ý, dành thời gian tìm hiểu tâm tư, chia sẻ nguyện vọng của trẻ để có biện pháp phòng ngừa và can thiệp sớm tránh tình trạng xấu nhất xảy ra.

Trẻ có những tin nhắn dặn dò hoặc lời chào từ biệt với bạn bè thân thiết.

Trẻ luôn than thở buồn chán, cảm thấy mình tội lỗi xấu xa và vô dụng.

Trẻ có ý định tàng trữ, cất giấu những vật dụng để thực hiện hành vi tự sát như: Tích trữ thuốc ngủ, chuẩn bị dây, dao,….

Tuổi vị thành niên là giai đoạn thay đổi về chất và tâm sinh lý. Vì thế trong cuộc sống hằng ngày các bậc phụ huynh cần tôn trọng, lắng nghe và không nên phát xét, đặc biệt tôn trọng khoảng riêng tư của trẻ.

Các bậc phụ huynh không nên áp đặt thành tích học tập hoặc kì vọng quá cao vì điều này sẽ gây áp lực cho trẻ. Cần sắp xếp thời gian học tập và vui chơi giải trí cho trẻ hợp lý.

Cha mẹ và con cái cần tạo sự gần gũi, gắn bó, chia sẻ. Bên cạnh đó các bậc phụ hunh đừng quên dạy trẻ các kỹ năng sống để trẻ có khả năng đương đầu với những biến cố trong cuộc sống.

Cách điều trị trầm cảm

Trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm, không chỉ xảy ra ở người lớn, mà còn gặp ở trẻ em. Dấu hiệu sớm ở trẻ mắc trầm cảm là rối loạn giấc ngủ, mất ngủ triền miên, luôn rơi vào trạng thái lo âu. Các bậc phụ huynh cần nhận biết sớm các dấu hiệu trầm cảm ở con mình để có những can thiệp kịp thời, không để bệnh tiến triển nặng mới đưa con nhập viện...

Theo Việt Nam+, bác sỹ Nguyễn Minh Quyết nhấn mạnh trầm cảm hiện tại là rối loạn có thể điều trị ổn định được. Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu trầm cảm, gia đình nên đưa trẻ đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

Trầm cảm trẻ em và vị thành niên với các biện pháp điều trị bao gồm điều trị thuốc, liệu pháp tâm lý và giáo dục cho trẻ và gia đình. Tùy thuộc chẩn đoán và mức độ trầm cảm, bác sỹ chuyên khoa sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp về lựa chọn điều trị. Các liệu pháp tâm lý thường được áp dụng đối với các trường hợp trầm cảm mức độ nhẹ và vừa.

Các phương pháp trị liệu tâm lý như liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp tương tác cá nhân, phỏng vấn tạo động lực, trị liệu nhóm… là các phương pháp được chứng minh hiệu quả. Các thuốc được lựa chọn cho trẻ em thường là các thuốc chống trầm cảm, có thể một số trường hợp sẽ cần sử dụng thêm các thuốc điều chỉnh khí sắc, an thần kinh.

Trong quá trình điều trị, cần có sự tham gia hỗ trợ của nhà trường trong việc phát hiện sớm, giáo dục kiến thức, liên kết gia đình và các nhà chuyên môn trong thăm khám, chẩn đoán và điều trị cho các trẻ có các vấn đề sức khỏe tâm thần, trong đó có trầm cảm.

“Đối với những trẻ có biểu hiện có ý tưởng và hành vi tự hủy hoại bản thân hoặc tự sát, cần loại bỏ những vật sắc nhọn hoặc dây thừng trong môi trường xung quanh trẻ và luôn có sự giám sát của cha mẹ hoặc người chăm sóc,” bác sỹ Nguyễn Minh Quyết nói.

Việc phát hiện sớm, chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên có thể giảm được tình trạng bệnh lý, tử vong và những nguy cơ do những hành vi không thích hợp. Ảnh minh họa.

Bí kíp giúp học sinh giảm stress để tập trung học tập

1. Hãy yêu thích công việc mà mình làm, cũng như bài vở mà mình học, như vậy bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn và làm việc hiệu quả hơn.

2. Hãy dành một khoảng thời gian vừa đủ để trấn tĩnh lại, xét xem những tác nhân nào gây ức chế cho bạn và loại bỏ nó ngay nhé.

3. Đừng tìm cách làm vừa lòng tất cả mọi người, bạn cần hiểu rằng: Ta không thể nào làm được việc đó.

4. Hãy sống đúng với con người mình, tránh phí phạm năng lực một cách vô ích.

5. Hãy biết làm vui lòng mình và lo nghĩ đến mình bạn nhé.

6. Thỉnh thoảng hãy dành cho mình một không gian riêng thật thanh tịnh và nhìn chăm chút cho nội tâm mình một cách tích cực hơn.

7. Hãy bộc lộ xúc cảm: Hãy nói ra điều mình nghĩ, những điều mình cảm nhận.

8. Muốn tránh dằn vặt, suy tư hãy đối diện với các vấn đề của mình. Đừng hoãn lại hôm sau những gì mình có thể làm được trong ngày hôm nay.

9. Đừng để những thay đổi quan trọng trong cuộc sống xảy ra liên tục trong thời gian quá gần nhau. Những căng thẳng chồng chất sẽ làm bạn không có đủ thời gian để giải quyết.

10. Hãy đối xử thật tốt với bản thân mình bằng cách dành thời giờ để làm những công việc mà mình ưa thích, hoặc đôi khi chỉ đơn giản ngồi mơ mộng vẩn vơ thôi cũng làm bạn phấn chấn hơn nhiều rồi.

11. Mỗi ngày thực hiện hai lần thư giãn (mỗi lần 15 phút).

12. Hãy tập thể dục, hãy làm tiêu hao bớt năng lượng như Hans Sely đã từng nói rằng: “Như ta khi đói thì sẽ ăn ngon miệng hơn, ta cần phải mệt thì mới nghỉ ngơi thoải mái trọn vẹn”.

13. Thỉnh thoảng để xe ở nhà và đi bộ. Khi đi bộ bạn sẽ hoạt động nhiều hơn, được ngắm nghía phố phường và bao nhiêu suy nghĩ, dự định hay ho sẽ xuất hiện trong đầu bạn và thế chỗ cho stress.

14. Đừng hi sinh thời gian nhàn rỗi của mình. Thay vì “rảnh rỗi sinh nông nỗi”, bạn ngồi tự dằn vặt mình, trách cứ người này, người nọ thì hãy làm những công việc thật nhẹ nhàng bổ ích như đọc sách, nói chuyện với bạn bè hay đi dạo với ai đó thì tâm trạng của bạn sẽ sang một trang khác tươi sáng đáng kể.

15. Hãy sống điều độ, dùng thức ăn đầy đủ, dùng bữa và ngủ đủ giấc.

16. Hãy bắt đầu với bữa ăn sáng đầy đủ chất bổ.

17. Hãy mỉm cười với những người xung quanh bạn sẽ thấy tốt hơn.

18. Hít thở thật sâu khi mình cảm thấy bực bội, khi đó bạn sẽ chú ý đến hơi thở của mình và nỗi bực tức sẽ vơi bớt đi.

19. Hãy học cách yêu thương (bằng những cử chỉ âu yếm), tình yêu là liều thuốc an thần tốt nhất.

20. Tránh xa tiếng ồn, đừng xem truyền hình trong khi ăn. Hãy tìm cho mình những giây phút yên lặng và yên tĩnh.

1. Hãy yêu thích công việc mà mình làm, cũng như bài vở mà mình học, như vậy bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn và làm việc hiệu quả hơn.

2. Hãy dành một khoảng thời gian vừa đủ để trấn tĩnh lại, xét xem những tác nhân nào gây ức chế cho bạn và loại bỏ nó ngay nhé.

3. Đừng tìm cách làm vừa lòng tất cả mọi người, bạn cần hiểu rằng: Ta không thể nào làm được việc đó.

4. Hãy sống đúng với con người mình, tránh phí phạm năng lực một cách vô ích.

5. Hãy biết làm vui lòng mình và lo nghĩ đến mình bạn nhé.

6. Thỉnh thoảng hãy dành cho mình một không gian riêng thật thanh tịnh và nhìn chăm chút cho nội tâm mình một cách tích cực hơn.

7. Hãy bộc lộ xúc cảm: Hãy nói ra điều mình nghĩ, những điều mình cảm nhận.

8. Muốn tránh dằn vặt, suy tư hãy đối diện với các vấn đề của mình. Đừng hoãn lại hôm sau những gì mình có thể làm được trong ngày hôm nay.

9. Đừng để những thay đổi quan trọng trong cuộc sống xảy ra liên tục trong thời gian quá gần nhau. Những căng thẳng chồng chất sẽ làm bạn không có đủ thời gian để giải quyết.

10. Hãy đối xử thật tốt với bản thân mình bằng cách dành thời giờ để làm những công việc mà mình ưa thích, hoặc đôi khi chỉ đơn giản ngồi mơ mộng vẩn vơ thôi cũng làm bạn phấn chấn hơn nhiều rồi.

11. Mỗi ngày thực hiện hai lần thư giãn (mỗi lần 15 phút).

12. Hãy tập thể dục, hãy làm tiêu hao bớt năng lượng như Hans Sely đã từng nói rằng: “Như ta khi đói thì sẽ ăn ngon miệng hơn, ta cần phải mệt thì mới nghỉ ngơi thoải mái trọn vẹn”.

13. Thỉnh thoảng để xe ở nhà và đi bộ. Khi đi bộ bạn sẽ hoạt động nhiều hơn, được ngắm nghía phố phường và bao nhiêu suy nghĩ, dự định hay ho sẽ xuất hiện trong đầu bạn và thế chỗ cho stress.

14. Đừng hi sinh thời gian nhàn rỗi của mình. Thay vì “rảnh rỗi sinh nông nỗi”, bạn ngồi tự dằn vặt mình, trách cứ người này, người nọ thì hãy làm những công việc thật nhẹ nhàng bổ ích như đọc sách, nói chuyện với bạn bè hay đi dạo với ai đó thì tâm trạng của bạn sẽ sang một trang khác tươi sáng đáng kể.

15. Hãy sống điều độ, dùng thức ăn đầy đủ, dùng bữa và ngủ đủ giấc.

16. Hãy bắt đầu với bữa ăn sáng đầy đủ chất bổ.

17. Hãy mỉm cười với những người xung quanh bạn sẽ thấy tốt hơn.

18. Hít thở thật sâu khi mình cảm thấy bực bội, khi đó bạn sẽ chú ý đến hơi thở của mình và nỗi bực tức sẽ vơi bớt đi.

19. Hãy học cách yêu thương (bằng những cử chỉ âu yếm), tình yêu là liều thuốc an thần tốt nhất.

20. Tránh xa tiếng ồn, đừng xem truyền hình trong khi ăn. Hãy tìm cho mình những giây phút yên lặng và yên tĩnh.

Trúc Chi (t/h)