Đời sống

Chuyên gia “mách” chiêu đuổi muỗi cực hiệu quả “một đi không trở lại”

Ngoài việc dọn dẹp chum, vại nước,… các gia đình có thể áp dụng những phương pháp thủ công sau để đuổi muỗi, phòng chống sốt xuất huyết lây lan.

Sốt xuất huyết thường xảy ra vào mùa mưa từ tháng 5 - 11 hằng năm. Bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sốt cao (giống như những sốt virus khác) và xuất huyết với nhiều dạng khác nhau, thể nặng có sốc do giảm khối lượng máu lưu hành.

Bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện sốt cao, đau đầu, nhức 2 hốc mắt, da xung huyết, chấm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam. Để nhận biết có mắc sốt xuất huyết, cần xét nghiệm máu có tiểu cầu giảm, xét nghiệm tìm kháng nguyên NS1 (+), xét nghiệm tìm kháng thể ELISA IgM (+).

Theo các chuyên gia, muỗi gây bệnh sốt xuất huyết ngày càng có sức sống dai dẳng hơn, thậm chí có những con muỗi đã kháng thuốc. Nên có những nơi, dù đã phun thuốc diệt muỗi, vẫn bị sốt xuất huyết.

TS. Phạm Thị Khoa, nguyên cán bộ Viện Sốt rét, ký sinh trùng Trung ương cho hay, khi đi điều tra về thực trạng muỗi gây bệnh sốt xuất huyết thì thấy rằng, những khu vực mà có số lượng muỗi chỉ 0,3 con/hộ gia đình là những khu vực ít/gần như không có khả năng bị bệnh sốt xuất huyết.

Để phòng ngừa sốt xuất huyết, TS. Phạm Thị Khoa cho hay mỗi gia đình cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, nguyên tắc đầu tiên là:

Diệt hết loăng quăng, bọ gậy: Không để các chum, vại chứa nước hoặc các chậu cây cảnh có nước. Những chậu cây phát lộc trong nhiều gia đình lâu ngày không thay nước cũng có thể là nơi phù hợp để muối sinh sôi. Nếu xung quanh nhà có các ao, mương nước… thì phải sử dụng chất diệt bọ gậy Hantephot hoặc Apat để rắc lên vùng có nước mỗi tuần 1 lần.

Đầu tiên là phải diệt hết loăng quăng, không để các chum, vại chứa nước hoặc các chậu cây cảnh có nước (Ảnh minh họa)

Đặc điểm của muỗi sốt xuất huyết là chỉ hoạt động vào ban ngày nên để phòng muỗi vào nhà bằng cách hạn chế mở cửa lúc sáng sớm. Đây là thời điểm muỗi hoạt động mạnh nhất. Trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 4h chiều, khi có nắng lên là muỗi ít hoạt động hơn. Khoảng thời gian nhập nhoạng tối, muỗi có thói quen bay vào nhà để tìm nơi trú ngụ nên cũng hạn chế mở cửa thời điểm này.

Sử dụng chất diệt muỗi an toàn: GS. Bùi Công Hiển, Hội Côn trùng học Việt Nam cho biết, các loài muỗi, đặc biệt muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường gây ra các vụ dịch ở những nơi đông dân và kém vệ sinh môi trường. Muỗi truyền bệnh rất thích đẻ trứng vào chỗ nước sạch hay nước mưa, thậm chí ngay một chén nước nhỏ, một lọ cắm hoa, một đĩa nước chống ẩm trong phòng điều hoa, một vũng nước nhỏ ở mái che, ban công… thậm chí ở khay đựng bát đĩa trong bếp còn đọng nước. Có thể nói không có nước thì muỗi không tồn tại.

Một đặc điểm nữa cần lưu ý là bọ gậy và cung quăng (giai đoạn trước trưởng thành của muỗi) thường chỉ sống ở nước ngọt (nồng độ muối thấp) và phải thường xuyên ngoi lên mặt nước để thở. Do vậy, để diệt bọ gậy và cung quăng người ta có thể dùng muối hòa vào trong nước hay dùng dầu ăn, dầu nhớt… tạo một lớp màng trên mặt nước.

Dùng hương đuổi muỗi: TS. Phạm Thị Khoa cho biết, để phòng bệnh sốt xuất huyết, có thể sử dụng hương muỗi để đuổi muỗi ra khỏi nhà. Tuy nhiên hương muỗi chỉ làm muỗi ngất hoặc bay đi nơi khác chứ muỗi không chết, do đó khi dùng hương muỗi phải dùng liên tục ít nhất trong vòng 1 tuần. Sau khi đốt hương thì phải quét nhà để dọn sạch muỗi ngất đi. Khi nào không nhìn thấy có muỗi trong nhà thì mới ngừng đốt hương.

Ngoài ra, các gia đình có thể áp dụng những phương pháp tự nhiên mà hiệu quả sau:

Xông tinh dầu sả: Tinh dầu sả được biết đến như một "vị cứu tinh" giúp bạn xua đuổi muỗi hiệu quả. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết mưa ẩm thường xuyên không gian nhà trở nên ẩm thấp bạn có thể dùng tinh dầu để giúp căn nhà thêm thoáng đãng.

Muỗi rất sợ tinh dầu sả, vì vậy bạn nên trang bị những thiết bị như đèn xông tinh dầu để xua đuổi muỗi lâu  dài và giúp không gian ngôi nhà thêm thoáng mát, thơm tho.

(Ảnh minh họa)

Trên đây là một vài những mẹo nhỏ giúp bạn xua đuổi muỗi hiệu quả mà không gây hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên, điều quan trong hơn cả là hãy giữ cho môi trường xung quanh ngôi nhà bạn luôn thoáng đãng, không để vũng nước tù, cây cối rậm rạp tạo môi trường thuận lợi cho muỗi phát triển.

Xịt hỗn hợp ớt, tỏi: Nước ớt cay và tỏi được sử dụng như một biện pháp ngăn chặn côn trùng hiệu quả. Tinh dầu trong tỏi giúp xua đuổi muỗi hiệu quả.

Tuy nhiên bạn cũng phải cẩn thận để không xịt nó vào bất cứ thứ gì ăn được và để tránh mọi tiếp xúc với mắt và tay.

Dùng vỏ cam, quýt: Sau khi ăn cam, quýt, bạn nên giữ lại vỏ, phơi khô, cất giữ để dùng xua muỗi khi cần đến.

Tinh dầu thơm trong vỏ cam, quýt rất hấp dẫn với con người, nhưng lại là thứ mà muỗi phải tránh xa. Để xua muỗi, chỉ cần dùng vài mẩu vỏ cam, quýt đã phơi khô đốt cháy trên lửa.

Tuy cách này chỉ tác dụng trong thời gian ngắn, chừng một buổi, nhưng nó cũng giúp không gian nhà bạn có mùi thơm dễ chịu hơn.

Đốt bồ kết: Bồ kết được xem như một chất làm sạch tự nhiên được người dân gian sử dụng. Khói bồ kết có tâc dụng tẩy uế, làm sạch không khí và diệt khuẩn hiệu quả. Bạn cũng có thể xông bồ kết trong nhà để xua đuổi côn trùng và muỗi.

Lam Anh (T/h theo Sức Khỏe &Đời sống, Dân Trí)